pnvnonline@phunuvietnam.vn
Mẹ nên làm gì nếu bị đau mắt đỏ khi đang cho con bú?
Đau mắt đỏ là một căn bệnh truyền nhiễm về mắt khá phổ biến. Ở Việt Nam, dịch đau mắt đỏ thường bắt đầu vào khoảng tháng 9 đến tháng 11 khi thời tiết ẩm nhiều tạo điều kiện cho virus lây lan.
Phụ nữ bị đau mắt đỏ khi đang cho con bú cần cẩn thận trong quá trình điều trị để tránh những ảnh hưởng không đáng có đến sức khoẻ của trẻ.
1. Bị đau mắt đỏ khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ là hiện tượng viêm kết mạc gây nhiều khó chịu cho người bệnh, nhất là phụ nữ đang cho con bú. Không chỉ vậy, đau mắt đỏ khi đang cho con bú khiến mẹ lo lắng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con.
Các triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như đau, đỏ, cộm, chảy nước mắt, xốn cả hai mắt, sưng phù mi nhưng nhìn không bị mờ, dịch tiết ở mắt thường trong. Khi bị bội nhiễm vi trùng, ghèn thường nhiều, đục và có màu vàng. Nếu không bị bội nhiễm hay biến chứng, bệnh đau mắt đỏ sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày.
Tuy nhiên, việc chủ quan khi bị bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Nếu không được cách ly cẩn thận, mẹ có thể lây bệnh cho bé và gây ra các ảnh hưởng đến thị lực của bé sau này. Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng cách, phụ nữ đang cho con bú bị đau mắt đỏ có thể gặp các biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến tiết niệu gây tiểu rắt, tiểu buốt.
- Gây viêm phổi, viêm phế quản.
- Bệnh có thể chuyển thành đau mắt hột.
2. Hướng dẫn chăm sóc phụ nữ cho con bú bị đau mắt đỏ
Nếu trong quá trình cho con bú mà mẹ bị đau mắt đỏ, cần thực hiện nghiêm túc những lưu ý sau đây:
- Nên hạn chế tiếp xúc với tre, khi tiếp xúc cần cẩn thận để tránh lây bệnh cho bé,
- Mẹ cần đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Thông thường nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi sau 3 đến 5 ngày.
- Mẹ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% thường xuyên nhiều lần trong ngày.
- Rửa tay bằng xà bông có diệt khuẩn hoặc dùng dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần chạm mắt. Nên mang khẩu trang khi tiếp xúc người khác, đặc biệt khi chăm sóc em bé.
- Khi bị bệnh, nên hạn chế sờ chạm vào những vật dụng chung trong nhà. Người trong nhà chưa mắc bệnh cũng cần rửa mắt bằng nước muối sinh lý với ít nhất 3 lần/ngày và hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.
- Không nên tự ý đắp các loại lá dvào mắt như là trầu, lá dâu,...
- Không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt và không nên dùng thuốc nhỏ mắt của người khác vì có thể khiến bệnh lây lan.
=>> Đọc thêm bài viết: Chăm sóc phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ cần lưu ý những gì?
3. Làm gì khi bé bị lây đau mắt đỏ từ mẹ?
Khi mẹ bị đau mắt đỏ cần cố gắng cẩn thận để tránh lây cho em bé. Do bệnh lây qua đường hô hấp nên mẹ vẫn có thể cho trẻ bú bình thường. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý hơn để bảo vệ cho bé do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Nếu trẻ vẫn bị nhiễm bệnh thì mẹ cần thực hiện những biện pháp như sau:
- Đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp nhất. Không tự ý mua thuốc về nhỏ mắt cho trẻ, không dùng lại đơn thuốc cũ của các bé khác đã mắc bệnh trước đó.
- Không dùng các loại lá, nhỏ sữa vào mắt bé để tránh nhiễm trùng và làm tổn thương đến mắt bé.
- Nên rửa mắt bé hằng ngày, lau sạch ghèn cho bé thường xuyên bằng bông mềm, tránh cọ xát mạnh tay. Bông gạc sau khi sử dụng xong cần vứt vào thùng rác, tuyệt đối không sử dụng lại.
- Nếu bé chỉ bị đau 1 mắt thì không nên dùng chung 1 lọ thuốc dùng cho cả 2 mắt để tránh trường hợp vi khuẩn lây lan từ mắt này sang mắt kia.
- Cần vệ sinh tay thật sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tay thật sạch trước khi vệ sinh mắt và tra thuốc nhỏ mắt cho bé.