Phương là cô gái phóng khoáng, cô không kiểm soát được vấn đề chi tiêu của mình. Lương của cô thường chỉ đủ tiêu trong vòng nửa tháng, thời gian còn lại cô phải vay mượn bạn bè, người thân hoặc xin tiền bố mẹ.
Cô tự nhủ, đến khi lấy chồng mình sẽ cố gắng chi tiêu khoa học hơn. Thế nhưng, sau khi lập gia đình, Phương vẫn “chứng nào tật ấy”. Cô là người giữ tay hòm chìa khóa nhưng luôn hoang mang vì lúc nào cũng "cháy" hòm.
Cô tự nhủ, đến khi lấy chồng mình sẽ cố gắng chi tiêu khoa học hơn. Thế nhưng, sau khi lập gia đình, Phương vẫn “chứng nào tật ấy”. Cô là người giữ tay hòm chìa khóa nhưng luôn hoang mang vì lúc nào cũng "cháy" hòm.
Phương mang thai rồi sinh con. Khi nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ, Phương vội vã lục tung phòng tìm ví tiền. Nhưng nó rỗng tuếch, chẳng còn lấy một xu. Đúng ra, một tuần nữa cô mới sinh, lúc ấy vợ chồng cô đã được nhận lương tháng mới. Ai ngờ lại sinh trước 1 tuần.
Cô tá hỏa gọi điện cho bố mẹ đẻ. May mà ông bà biết tính con nên đã dự trữ sẵn một số tiền, đủ để cô chi trả các khoản viện phí. Sinh con xong, cô mua hẳn một con lợn đất đựng tiền mọi người cho con, để phòng khi bí bách hay con ốm đau. Con lợn ấy cũng không giúp cô giữ được tiền. Cô “hy sinh” hẳn một cái nhíp để chuyên gắp tiền từ lợn ra.
Trộm vía, con cô không bụ bẫm nhưng rất hiểm khi ốm vặt nên cô cũng không lo lắng gì nhiều. Bỗng một đêm, cô đang ngủ say, chợt nghe tiếng rên khe khẽ. Choàng tỉnh giấc, cô quay sang ôm cậu con trai nhỏ đang nằm cạnh, phát hiện người con nóng ran. Cô lập cập lay chồng dậy lấy nhiệt kế. Thằng bé sốt 40 độ 3. Cô vội vàng cho con vào viện. Mở ngăn kéo bàn trang điểm, tay cô run run lần tìm chiếc ví. Cô tái mặt khi trong đó chỉ còn ít tiền lẻ. Cô lại vội vã gọi điện, nhờ sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại. Cô thầm trách số mình đen đủi, việc đột xuất toàn đến vào những lúc hết tiền.
Cô tá hỏa gọi điện cho bố mẹ đẻ. May mà ông bà biết tính con nên đã dự trữ sẵn một số tiền, đủ để cô chi trả các khoản viện phí. Sinh con xong, cô mua hẳn một con lợn đất đựng tiền mọi người cho con, để phòng khi bí bách hay con ốm đau. Con lợn ấy cũng không giúp cô giữ được tiền. Cô “hy sinh” hẳn một cái nhíp để chuyên gắp tiền từ lợn ra.
Trộm vía, con cô không bụ bẫm nhưng rất hiểm khi ốm vặt nên cô cũng không lo lắng gì nhiều. Bỗng một đêm, cô đang ngủ say, chợt nghe tiếng rên khe khẽ. Choàng tỉnh giấc, cô quay sang ôm cậu con trai nhỏ đang nằm cạnh, phát hiện người con nóng ran. Cô lập cập lay chồng dậy lấy nhiệt kế. Thằng bé sốt 40 độ 3. Cô vội vàng cho con vào viện. Mở ngăn kéo bàn trang điểm, tay cô run run lần tìm chiếc ví. Cô tái mặt khi trong đó chỉ còn ít tiền lẻ. Cô lại vội vã gọi điện, nhờ sự giúp đỡ của ông bà nội ngoại. Cô thầm trách số mình đen đủi, việc đột xuất toàn đến vào những lúc hết tiền.
Cô đã thoát khỏi cảnh thiếu tiền (ảnh minh họa) |
Tuần trước, Phương làm cố cho xong việc nên về trễ hơn mọi ngày. Cô vơ quáng quàng đồ đạc cho vào ba lô, đầu tiên là ví tiền, tiếp theo là đống hồ sơ, tài liệu, rồi các hộp đựng đồ ăn trưa. Trên đường về, cô thấy một cửa hàng quần áo thời trang có tiếng treo biển đại hạ giá. Định tấp vào mua vài bộ nhưng cô chợt nhớ hôm nay mình để ví tiền tận đáy ba lô. Giờ muốn trả tiền thì phải bỏ hết đồ ra mới lấy được. Cô chợt thấy ngại, quyết định phóng xe thẳng về nhà. Tối đến, cô kể cho chồng nghe về chuyện mình mua quần áo hụt. Chồng cô cười đắc chí, anh bảo có vậy cô mới sửa được tật tiêu tiền không mục đích. Đó cũng là một cách hay góp phần giữ tiền trong túi cô lâu hơn. Từ đó, sau giờ tan sở, cô đều cố tình nhét ví tiền xuống tận đáy ba lô và cố gắng để lên đó càng nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh càng tốt. Còn những thứ buộc phải mua sắm cho gia đình, cô dành một buổi sáng cuối tuần để liệt kê rồi vào siêu thị sắm cả thể. Kết quả là cô hạn chế được những ngày thiếu trước hụt sau và cũng không còn đỏ lựng mặt mỗi khi đối diện với chiếc ví rỗng như trước nữa.