Miệng có vị đắng - ngọt - mặn - chua, rất có thể bạn đang mắc những bệnh rối loạn này

TL
17/06/2022 - 21:44
Miệng có vị đắng - ngọt - mặn - chua, rất có thể bạn đang mắc những bệnh rối loạn này
Nếu thấy có sự bất thường về vị giác, rất có thể cơ thể bạn đang nhiễm bệnh, đừng bỏ qua để rồi bệnh thêm nghiêm trọng.

Thông thường chúng ta ăn uống rất ngon miệng. Tuy nhiên có những thời gian khi ăn loại thức ăn nào cũng thấy nhạt miệng, đắng miệng… và không có cảm giác thèm ăn.

Vị giác thay đổi thất thường còn được gọi là chứng rối loạn vị giác là một dạng biểu hiện của rối loạn cảm giác. Khi rối loạn vị giác xảy ra, người bệnh thường mất đi những cảm nhận dẫn đến tình trạng chán ăn. Bất cứ sự bất thường nào về vị giác như đắng, ngọt, chua, mặn... đều có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Những nguyên nhân nào gây ra hiện tượng mất vị giác như trên? Điều đó có liên hệ gì đến sức khỏe?

Miệng có vị đắng - ngọt - mặn - chua, rất có thể bạn đang mắc những bệnh rối loạn này - Ảnh 1.

Đừng chủ quan khi thấy trong miệng mình xuất hiện vị lạ. Hãy đi khám ngay nhé.

1. Miệng có vị đắng

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm cấp tính, chủ yếu là bệnh nhân viêm cấp tính gan mật, có liên quan đến sự tiết mật bất thường.

Nếu thức dậy vào buổi sáng với tình trạng miệng đắng, nước tiểu vàng thì có thể là do gan bị nóng. Nếu đồng thời bạn thấy kèm theo đầy hơi ở xương sườn bên phải, đầy bụng sau khi ăn no hoặc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ thì có thể là sỏi mật.

Một số bệnh nhân ung thư do thành phần nước bọt thay đổi nên cũng có thể có cảm giác đắng miệng.

2. Miệng có vị ngọt

Biểu hiện này thường liên quan đến rối loạn tiêu hóa. Rối loạn chức năng tiêu hóa có thể dẫn đến sự tiết bất thường của các enzyme khác nhau, tăng hàm lượng amylase trong nước bọt, kích thích vị giác trên lưỡi và làm cho mọi người cảm thấy có vị ngọt.

Bệnh nhân tiểu đường tăng lượng đường trong máu và đường trong nước bọt cũng có thể xuất hiện các chứng bệnh như miệng có vị ngọt và khát, phân khô...

Với người già hoặc người có bệnh làm tổn thương lá lách và dạ dày, dẫn đến khí âm lưỡng thương, nội sinh hư nhiệt, cảm giác ngọt ở miệng cũng có thể xuất hiện.

Miệng có vị đắng - ngọt - mặn - chua, rất có thể bạn đang mắc những bệnh rối loạn này - Ảnh 2.

3. Miệng có vị mặn

Tình trạng rối loạn vị giác này thường gặp ở bệnh nhân viêm họng mãn tính, rối loạn chức năng thần kinh, loét miệng, chảy máu nướu răng... Đó là do hàm lượng muối vô cơ như natri, kali và magiê trong nước bọt của bệnh nhân mặn miệng tăng lên.

4. Miệng có vị nhạt

Miệng có vị nhạt là triệu chứng phổ biến gặp ở những người bị viêm cấp tính gan mật. Đó là do có liên quan đến sự bài tiết mật bất thường.

Một số bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa, bệnh nội tiết, sốt kéo dài và suy dinh dưỡng... đều có cảm giác nhạt nhẽo trong miệng do sự nhạy cảm của vị giác giảm.

5. Miệng có vị chua

Hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày, viêm gan, viêm dạ dày trào ngược mật và loét dạ dày tá tràng đều có triệu chứng chua miệng. Đây là dấu hiệu của tràn khí gan.

Nếu kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, mạch yếu, tâm trạng kém, ăn uống kém thì có thể là do gan và lá lách bị tổn thương.

Miệng có vị đắng - ngọt - mặn - chua, rất có thể bạn đang mắc những bệnh rối loạn này - Ảnh 4.

Mất vị giác nguy hiểm thế nào?

Mất vị giác không những làm cho bạn ăn uống không ngon miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, mùi vị của thực phẩm tác động lên cơ quan vị giác của con người, cho dù là người có vị giác rất nhạy cảm hay người có phản ứng vị giác chậm chạp đều có thể cảm nhận được. Khi bị rối loạn vị giác, ăn không ngon miệng, nhiều người có xu hướng chán ăn hoặc ăn cho có lệ, kết quả dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng, giảm cân và kéo theo các rối loạn khác.

Không những thế, khi vị giác không còn chính xác, lưỡi không thể phát hiện được mùi vị khi ăn phải thức ăn có chất độc, hư thối, thức ăn gây dị ứng. Mất vị giác cũng đưa tới trầm cảm... tăng rủi ro cho các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tai biến mạch máu não... nguy hiểm đến tính mạng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm