Mối liên hệ giữa COPD và hen suyễn ở trẻ em như thế nào?

Anh Dũng
10/11/2020 - 14:06
Mối liên hệ giữa COPD và hen suyễn ở trẻ em như thế nào?
Hen suyễn là một trong những căn bệnh mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về mối quan hệ giữa COPD và hen suyễn ở trẻ em.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD và hen suyễn trên thực tế có rất nhiều điểm chung. Cả hai bệnh đều xảy ra do phổi của bệnh nhân bị sưng và gây cản trở việc hô hấp dẫn đến triệu chứng khó thở. Trong khi hen suyễn là căn bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em và COPD là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương tích ở phổi và tử vong ở người lớn.

Các nhà khoa học đã thống kê được rằng, bệnh hen suyễn có khả năng ảnh hưởng đến khoảng 1/10 số trẻ em trên toàn thế giới. Trong số đó có rất nhiều bệnh nhân bị cả hen suyễn và COPD. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những mối quan hệ giữa COPD và hen suyễn, từ đó chứng minh được rằng việc mắc bệnh hen suyễn ở thời thơ ấu có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sau này.

1. Mối quan hệ giữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn

Hiện nay tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn ngày một gia tăng. Một số trẻ mắc bệnh hen suyễn có phổi phát triển không bình thường hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn so với những trẻ không mắc bệnh. Các chuyên gia y tế cũng cho rằng hen suyễn là nguyên nhân gây ra COPD hoặc có thể là một trong những yếu tố khiến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ xảy ra hơn ở tuổi trưởng thành.

Mối liên hệ giữa COPD và hen suyễn ở trẻ em như thế nào? - Ảnh 2.

Cũng giống như COPD, hen suyễn là căn bệnh gây tắc nghẽn đường dẫn khí dẫn đến khó thở ở người mắc phải (Ảnh: Internet)

Theo phân tích của các nhà khoa học, các yếu tố nguy cơ ở trẻ em chẳng hạn như tiền sử bệnh hen suyễn, cha mẹ có tiền sử bệnh hen suyễn hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sớm dẫn đến khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất cao ở tuổi trưởng thành. Trong đó, nếu được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn khi còn nhỏ có thể có nguy cơ mắc COPD giai đoạn 2 cao hơn 10 lần ở nam giới và nguy cơ mắc COPD giai đoạn 2 cao gấp 4 lần ở nữ giới.

Trên thực tế, có những bệnh nhân có các triệu chứng của COPD và hen suyễn cùng 1 lúc. Tình trạng này được gọi là hội chứng chồng chéo hen suyễn - COPD. Phần lớn những bệnh nhân mắc hội chứng này đều có tiền sử bệnh hen suyễn khi còn thơ ấu.

Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên tạp chí CHEST đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính cao hơn 10 lần, nguy cơ mắc khí phế thũng cao hơn 17 lần. Những người này cũng có rủi ro cao hơn trong việc đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán COPD, ngay cả sau khi họ không có lịch sử hút thuốc và các yếu tố nguyên nhân tiềm ẩn khác.

2. Cần làm gì để đối phó với COPD nếu trẻ mắc bệnh hen suyễn?

Nếu trẻ em bị hen suyễn nặng khi còn nhỏ, các bác sĩ khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm đo phế dung mỗi năm. Xét nghiệm này giúp kiểm tra lượng không khí trẻ có thể hít vào và thở ra, cũng như tốc độ trẻ có thể thở ra không khí từ phổi của mình. Xét nghiệm này cũng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh về phổi hoặc các triệu chứng ban đầu của COPD để trẻ có thể được điều trị kịp thời.

COPD là một căn bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu như được điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ giúp phổi của trẻ hoạt động tốt trong thời gian dài nhất có thể. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng nên nghiên cứu nhiều hơn để xem các liệu pháp nào tốt nhất trong việc ngăn ngừa tình trạng hen suyễn ở trẻ em chuyển thành COPD.

Khói thuốc lá là nguyên nhân số 1 của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Vì vậy, hãy bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc để tránh cho trẻ khỏi việc hút thuốc lá thụ động. Nếu không thể khiến người khác dừng hút thuốc, hãy yêu cầu họ làm điều đó bên ngoài nhà để tránh ảnh hưởng đến trẻ nhỏ trong gia đình.

Nguồn dịch: https://www.webmd.com/lung/copd/lung-childhood-asthma-copd

https://thorax.bmj.com/content/65/1/1

https://health.usnews.com/health-care/patient-advice/articles/2017-10-06/can-young-people-get-copd



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm