Mối quan hệ giữa hen phế quản và viêm phổi là gì? Giống nhau và khác nhau như thế nào?

Lan Anh
20/03/2020 - 15:21
Mối quan hệ giữa hen phế quản và viêm phổi là gì? Giống nhau và khác nhau như thế nào?
Cùng là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tuy nhiên hen phế quản và viêm phổi lại là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân gây bệnh hay cách điều trị.

Nhiều người đã nhầm lẫn hai bệnh hen phế quản và viêm phổi. Trên thực tế, hai bệnh hoàn toàn khác nhau, nguyên nhân gây bệnh hay hướng điều trị cũng rất khác. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được sự khác biệt giữa hen phế quản và viêm phổi.

1. Nguyên gây bệnh hen phế quản và hen tim

Biết được nguyên nhân gây bệnh hen phế quản và viêm phổi sẽ giúp bạn phần nào hiểu được cách phân biệt hai bệnh này.

Nguyên nhân gây hen phế quản hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, có nhiều trường hợp là do di truyền, nghĩa bố mẹ nếu bị hen phế quản thì những trẻ rất dễ bị hen phế quản. Ngoài ra, chuyên gia chỉ ra rằng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng cũng gây nên bệnh này.

Trong khi đó, có rất nhiều nguyên nhân gây viêm phổi như: Virus bao gồm virus cảm cúm, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp, nấm, tác nhân lây nhiễm khác, thậm chí các loại hoá chất cũng có thể gây viêm phổi.

2. Triệu chứng của bệnh hen phế quản và viêm phổi

Cả hen phế quản và viêm phổi đều có một số triệu chứng giống nhau như: Khó thở, ho, tăng nhịp đập của mạch, tăng nhịp thở,... Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai bệnh cũng rất quan trọng. Cụ thể:

- Triệu chứng của hen phế quản: Hen phế quản sẽ khiến bạn bị ho, thắt ngực, thở khò khè, nặng hơn, nó khiến bạn gia tăng nhịp thở cũng như nhịp tim.

  • Tham khảo thêm

    Thở khò khè là bệnh gì?

Lúc này, chức năng phổi cũng suy giảm, khiến bạn khó thở hơn bao giờ hết. Khi thở bạn sẽ phát ra những âm thanh như tiếng rít nhẹ, tiếng huýt sáo. Những triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng vài phút đến vài giờ và sẽ nặng hơn khi bệnh không được điều trị.

Nếu bệnh đang mắc bệnh mãn tính khác thì sẽ rất khó kiểm soát hen suyễn, người bệnh thường lên cơ hen khi đang cùng lúc bị cảm cúm hay viêm đường hô hấp.

- Triệu chứng của viêm phổi: Rất nhiều người nghĩ rằng mình bị cảm lạnh khi bắt gặp những triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi viêm nhiễm nặng hơn, các cơn ho sẽ có dịch nhầy màu xanh, vàng, thậm chí là cả máu.

Ảnh 4.

Rất nhiều người nghĩ mình bị cảm lạnh khi ở triệu chứng viêm phổi giai đoạn đầu (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể gặp như: sốt, đau đầu, ra mồ hôi lạnh, chán ăn, mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực,...

  • Tham khảo thêm

    Các kiểm tra và xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm phổi

3. Điều trị hen phế quản và viêm phổi

Hen phế quản và viêm phổi đều nguy hiểm vì vậy cần chú ý điều trị dứt điểm để đảm bảo sức khỏe.

3.1. Điều trị hen phế quản

Hen phế quản là bệnh mãn tính, chính vì vậy không thể khỏi ngay mà bạn cần kiểm soát nó trong thời gian dài. Các cơn hen có thể gây nguy hại đến sức khỏe bạn, vậy nên cần chú ý chữa bệnh nhanh nhất có thể.

Bạn nên tránh xa những tác nhân có thể gây bệnh như lông thú cưng, phấn hoa,... Bạn cũng nên sử dụng thuốc điều trị dị ứng cũng rất hữu ích.

Ảnh 6.

Nên tránh xa các dị nguyên gây bệnh dị ứng (Ảnh: Internet)

Khi tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, bạn có thể dùng thuốc hằng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp ngăn ngừa cơn hen. Thuốc có thể bao gồm corticosteroid dạng hít hoặc dạng viên, thuốc ngậm…

3.2. Điều trị viêm phổi

Nếu như không quá nghiêm trọng và bạn có sức khỏe tốt thì có thể điều trị ngay tại nhà bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, uống đủ nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, sử dụng dược phẩm như aspirin, ibuprofen hay naproxen để kiểm soát bệnh sốt. Nhưng lưu ý rằng không nên dùng aspirin cho trẻ nhỏ.

Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc ho. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị viêm phổi hoặc thuốc kháng khuẩn, phòng tránh viêm phổi. Những bệnh nhân dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi có thể điều trị phức tạp hơn, khó khăn hơn nếu không may mắc bệnh.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn phân biệt được hai bệnh hen phế quản và viêm phổi để có thể có hướng điều trị đúng cách, tránh nhầm lần, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm