Nguồn: Bảo hiểm Manulife
Đoàn Phạm Khiêm (SN 1982) là người câm điếc đầu tiên của Việt Nam đậu đại học chính quy - Khoa Hội họa, Đại học Mỹ thuật TP.HCM với số điểm cao (29,5 điểm).
Từ nhỏ, Khiêm giành trọn tình thương cho mẹ. Những lúc Khiêm được mời đi nói chuyện hay nhận học bổng đều có mẹ bên cạnh. Mẹ là "phiên dịch" duy nhất của Khiêm, thay Khiêm nói ra những gì anh suy nghĩ. Mới đây, Khiêm và mẹ đã đồng ý thực hiện một video ghi lại những cảm xúc trong cuộc đời của hai mẹ con.
Video mở đầu bằng ước mơ của cô Thảo khi còn đang mang bầu Khiêm. Rồi đến một ngày, cô chợt nhận ra sự khác thường của con trai. Người mẹ ấy đã phải lấy tay con trai đặt lên cổ mình để anh cảm nhận được độ rung của thanh quản mỗi khi mẹ nói. "Cô cầu mong sao trời cho cô điếc câm để thay cho con cô. Cô rất thèm nghe Khiêm nói" - Người mẹ nghẹn ngào nói trong nước mắt.
Khiêm rất yêu mẹ. Điều mà anh cảm thấy bất lực nhất là không thể thốt ra 3 từ 'con yêu mẹ' như tất cả những đứa con khác.
Video kết thúc bằng món quà bất ngờ Khiêm dành tặng mẹ dịp Tết sắp tới. Đó là một triển lãm tranh do anh vẽ về mẹ: vẽ mẹ khi khóc, khi chăm sóc cho Khiêm, cho Khiêm ăn, động viên Khiêm học... với lời cảm ơn: Cảm ơn mẹ đã không buông xuôi, cho con thêm hi vọng; cảm ơn mẹ đã giúp con thực hiện ước mơ của mình. Mẹ đã hy sinh cả đời vì con, đương đầu với mọi sóng gió cuộc đời vì con, đã chấp nhận con dù con không được lành lặn như những đứa trẻ khác.
Khiêm ôm mẹ và cố gắng phát âm ra 3 từ: "Con yêu mẹ".
Video kết thúc bằng món quà bất ngờ Khiêm dành tặng mẹ dịp Tết sắp tới. Đó là một triển lãm tranh do anh vẽ về mẹ: vẽ mẹ khi khóc, khi chăm sóc cho Khiêm, cho Khiêm ăn, động viên Khiêm học... với lời cảm ơn: Cảm ơn mẹ đã không buông xuôi, cho con thêm hi vọng; cảm ơn mẹ đã giúp con thực hiện ước mơ của mình. Mẹ đã hy sinh cả đời vì con, đương đầu với mọi sóng gió cuộc đời vì con, đã chấp nhận con dù con không được lành lặn như những đứa trẻ khác.
Khiêm ôm mẹ và cố gắng phát âm ra 3 từ: "Con yêu mẹ".
Video ngay sau khi được đăng tải đã nhận được rất nhiều bình luận, chia sẻ của cộng đồng mạng. Hầu hết người xem đều tỏ ra khâm phục trước nghị lực của Đoàn Phạm Khiêm. Tài khoản Út Út Chín viết: "Một người câm điếc mà nghị lực quá phi thường, đúng là quá bất ngờ".
Hanh Tran tâm sự: "Tình mẩu tử thật thiêng liêng. Trong khi đó, có kẻ biết nói mà không biết dùng những lời êm ái với mẹ, chỉ nói toàn nhửng lời cộc cằn làm mẹ thêm đau lòng".
Facebooker Nga Thi Le viết: "Cảm động quá. Mình sẽ nói những lời yêu thương với người thân hơn".
Facebooker Nga Thi Le viết: "Cảm động quá. Mình sẽ nói những lời yêu thương với người thân hơn".
Ảnh cắt từ video
Được biết, khi lên một, Khiêm đã bắt đầu bập bẹ những tiếng nói đầu tiên. Cũng thời điểm này, Khiêm đứng trước nguy cơ về tính mạng vì mắc phải bệnh dịch tả - căn bệnh đã cướp đi mạng sống của nhiều trẻ em lúc bấy giờ. Không còn sự lựa chọn nào khác, Khiêm được mẹ quyết định để bác sĩ tiêm thuốc kháng sinh liều cao để cứu sống. Cũng từ đó, cậu trở nên vô cảm với mọi âm thanh.
Cuộc sống của Khiêm càng thêm khó khăn khi cha mẹ li hôn. Vì vật lộn với cuộc mưu sinh để có tiền chữa bệnh, nuôi con nên mẹ cũng lâm bệnh. Cuộc sống của hai mẹ con Khiêm càng điêu đứng, tài sản trong gia đình đội nón ra đi, cuối cùng hai mẹ con phải về ở trong một căn gác chưa đầy 10m2 ở khu nhà tập thể cũ. Năm 2010, Khiêm và mẹ là cô Phương Thảo đã mở lớp ngôn ngữ ký hiệu dành cho người câm điếc. Hiện Khiêm là học sĩ, đồng thời là Chủ tịch của Tổ chức cộng đồng Điếc Câm (DCOH) TP. HCM. Còn cô Thảo là cố vấn viên của DCOH.
Từ nhỏ tới lớn, Khiêm luôn đạt thành tích học sinh Giỏi đến học sinh Xuất Sắc và nhận được nhiều bằng khen của Hội Thương Binh Việt Nam và phường xã. Năm 2009, Khiêm đậu vào Top 10 Khoa Hội Họa của Đại học Mỹ Thuật TP. HCM. Năm 2014, Khiêm tốt nghiệp.