Một phần thế giới biến mất vì biến đổi khí hậu

05/12/2018 - 10:44
Những loài động vật này bị đe doạ bởi sự biến mất của môi trường sống, nhiệt độ đại dương gia tăng, hạn hán hay cháy rừng do biến đổi khí hậu gây ra.

Danh sách những loài này còn dài hơn những gì bạn đọc được trong bài báo nhỏ này.

bien-mat-1.jpg
Hổ sống chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới châu Á. Mối đe dọa lớn nhất của loài này nạn săn bắt và buôn bán trái phép. Ngoài ra môi trường sống của loài hổ đang bị thu hẹp dần do nạn phá rừng và tốc độ đô thị hoá nhanh chóng

 

bien-mat-3.jpg
Sếu Bắc Mỹ hiện chỉ còn khoảng 50-249 cá thể, sống ở Canada và Mỹ (đã tuyệt chủng ở Mexico)

 

bien-mat-4.jpg
Gấu trúc lớn, chủ yếu sống ở khu vực Tứ Xuyên, Sơn Tây và Cam Túc của Trung Quốc. Hiện chỉ có khoảng 500-1.000 cá thể gấu trúc lớn.

 

bien-mat-5.jpg
Tê giác châu Á đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, trong đó môi trường thức ăn của chúng bị nhiều loài ngoại lai xâm lấn, môi trường sống bị giảm và sự mở rộng của các cộng đồng người.

 

bien-mat-6.jpg
Đười ươi Borneo và Sumatra đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm. Chúng là loài đồng vật thông minh và có nhiều đặc điểm giống với con người. Sống ở các khu rừng thấp ở Indonesia và Malaysia, loài này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

 

bien-mat-9.jpg
Gấu trắng Bắc Cực, chủ yếu sống ở vùng Cực Bắc, Canada, Nga, Alaska, Greenland và Na Uy. Biến đổi khí hậu khiến môi trường sống của gấu trắng Bắc cực bị thay đổi khá nhiều: nhiệt độ tăng khiến băng tan, nhiệt độ nước biển tăng, nguồn thức ăn ngày càng hạn hẹp.

 

bien-mat-12.jpg
Chuột lông vàng, chủ yếu sống ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Số lượng loài này đang giảm nhanh chóng do môi trường sống đang bị thu hẹp, hậu quả của việc mở rộng các khu định cư.

 

bien-mat-15.jpg
Lừa hoang dã châu Phi hiện chỉ còn chưa tới 200 cá thể, chủ yếu sống ở Eritrea và Ethiopia

 

bien-mat-16.jpg
Khỉ nhện vàng chủ yếu sống ở Colombia và Venezuela, Nạn săn bắt và giảm môi trường sống khiến số lượng loài này bị giảm mạnh. Ngoài ra, các khu rừng thấp ở dãy núi Andean cũng đang bị phá hủy vì mục đích thương mại

 

bien-mat-17.jpg
Lạc đà Bactrian, chủ yếu sống ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc và Mông Cổ. Số lượng lạc đà Bactrian hiện chỉ còn khoảng 950 cá thể.

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm