Mùa đông cần cảnh giác với bệnh zona thần kinh

20/12/2018 - 11:29
Bệnh zona thần kinh thường gặp vào mùa thu đông và kết thúc vào đông xuân. Thời điểm này, có rất nhiều người mắc và đây là bệnh lý thường tăng theo mùa.
Theo bác sĩ Lê Văn Thủy - Khoa Nội hồi sức thần kinh Bệnh viện Việt Đức cho biết, những nghiên cứu vệ sinh dịch tễ trên thế giới hay như các nước châu Á cũng chỉ ra rằng, thời điểm đỉnh cao hay mắc bệnh này rơi vào khoảng tháng 12 đến tháng 3 sang năm. Như vậy bệnh này cũng có yếu tố dịch tễ theo mùa, bắt đầu mùa đông và kết thúc vào mùa xuân.
 
Nhận biết bệnh lý
 
Bệnh được gây ra bởi một nhóm vi sinh vật hay còn gọi là virus (nó và virus gây bệnh thủy đậu là một cùng có tên gọi là Virus Varicella zoster). Triệu chứng của bệnh rất dễ nhận biết, tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên của bệnh thường rất kín đáo và người bệnh có khi chưa để ý là mình đã bị mắc bệnh zona thần kinh. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là: đau đầu, hơi mệt mỏi, sốt nhẹ, kém ăn…
 
 
Biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là đau đầu, mệt mỏi - Ảnh minh họa

 

Đặc biệt, ở vùng da trên cơ thể xuất hiện những triệu chứng về mặt thần kinh ngoại biên như đau nhẹ, tê bì, rát bỏng ở một vùng da hoặc một bên cơ thể mà không lan sang bên kia. Sau đó một vài ngày, trên vùng da bị triệu chứng như vậy sẽ xuất hiện những tổn thương bề mặt da liễu, trên nền rát đỏ đấy là những mụn nước. Vị trí rất đặc biệt giúp chúng ta phân biệt được giữa zona và các bệnh lý khác là luôn luôn phân bổ theo một khoanh da, theo một đường đi của dây thần kinh tương ứng với vị trí khu trú của virus từ trước đó.
 
Một số người sẽ lầm tưởng bệnh này với một số bệnh dân gian hay gọi như là “giời leo” hoặc nốt Herpes. Tuy nhiên, bệnh “giời leo” là bệnh không phải lây bới virus, đây là bệnh gây ra bởi tiếp xúc chủ yếu hay gặp nhất là do bị côn trùng đốt hoặc cụ thể là do kiến ba khoang gây nên. Đặc trưng của tổn thương này cấp tính, tạo nên triệu chứng đau rát trên nền tổn thương bị kích ứng da gây ra không theo sự phân bổ của dây thần kinh. Hoặc tổn thương có dạng ở những vùng da áp với nhau, ví dụ ở một bên khuỷu tay lan đối xứng sang bên đối diện.
 
Còn bệnh Herpes cũng là một bệnh gây ra bởi virus nhưng không phải virus của bệnh zona thần kinh mà là virus Herpes simplex thường ở vùng da tổn thương cũng khác với bệnh zona thần kinh đó là vùng da bán niêm mạc. Cụ thể ví dụ ở môi, mép, cơ quan sinh dục.
 
Bệnh lây nhanh với người chưa bị thủy đậu
 
Bác sĩ cho biết, bệnh này vừa có thể lây được mà cũng có thể không lây được. Đối với những người có thể lây được là do trước đây từ bé đến thời điểm này chưa bao giờ bị thủy đậu. Vì sau khi bị thủy đậu chúng ta có virus chống lại được virus của bệnh zona thần kinh. Vì vậy, những người đã bị thủy đậu rồi thì thường không có khả năng bị lây zona thần kinh nữa. Trái lại với những người chưa bao giờ bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu thì rất dễ bị lây. Nên cách ly không cho tiếp xúc đối với những trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chưa từng được tiêm vắc xin chống bệnh đối với những người đang nhiễm bệnh.
 
Cũng theo lời khuyên của bác sĩ, về cơ bản, đây là một bệnh lành tính với những diễn biến tự nhiên của bệnh thường không kéo dài quá 2 tuần. Với những triệu chứng như trên, sau khoảng 3 ngày của triệu chứng đau rát, sẽ mọc mụn nước trên nền rát đỏ. Sau 7 – 10 ngày, mụn nước này sẽ khô đi và biến mất nếu không có biến chứng bội nhiễm.
 
Tuy nhiên ở một số bệnh nhân đặc biệt hoặc suy da miễn dịch thì gây ra biến chứng khá nguy hiểm, thậm chí gây tàn tật hay đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. Biến chứng nặng nhất là đau sau zona tồn tại dai dẳng, kéo dài trên 7 – 10 ngày sau khi tổn thương zona đã mất, đây gọi là các bệnh nhân mắc bệnh đau sau zona.
 
Những người từ sau 50 tuổi sẽ bị zona nặng hơn, hay là những bệnh nhân đang dùng các thuốc có cơ chế miễn dịch, đặc biệt là bệnh nhân ghép tạng, thận, phổi, tim hoặc người bị HIV khi cơ chế miễn dịch bị suy giảm.
 
Có thể tiêm vắc xin phòng bệnh 
 
Y học cũng có những trường hợp rất khó điều trị, dùng thuốc rất nhiều mà bệnh nhân vẫn còn đau. Tuy nhiên hiện tại, có nhiều phương pháp điều trị mới có thể làm giảm triệu chứng, giúp cho bệnh nhân sống với cuộc sống như bình thường. Tuyệt đối không nên sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng để điều trị vì có thể sẽ gây bội nhiễm.
 
Biện pháp tốt nhất hiện nay chính là tiêm vắc xin bệnh zona thần kinh với 2 loại: giảm động lực và tái tổ hợp, được chỉ định cho tất cả những người trên 50 tuổi.

Không nên băng kín vết thương do bệnh gây ra

Điều quan trọng nhất là giữ sạch vùng tổn thương da đó, để khô một cách tự nhiên, không cần phải kiêng tắm, có thể rửa vùng tổn thương một cách nhẹ nhàng.

Đặc biệt là không được làm vỡ bọng nước ở trên da vì khi vỡ ra rồi lớp bảo vệ tự nhiên của da không còn nữa sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập dẫn đến bội nhiễm thì tổn thương da ở mụn nước trong thành mụn mủ và sẽ để lại sẹo xấu ở trên da. Điều này cho thấy không nên bịt kín vết thương do bệnh gây ra. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm