Chắc hẳn chỉ số IQ đã trở nên khá quen thuộc với tất cả mọi người, trong khi chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ lại khá mới mẻ với nhiều người.
Trên thực tế, theo các nghiên cứu thì người thành công không chỉ cần có IQ mà còn cần cả EQ. Bởi lẽ người có EQ cao có khả năng cân bằng cảm xúc của mình tốt hơn. Đồng thời, họ cũng có khả năng lắng nghe, thông cảm với những người khác và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hơn.
Có một tin tốt cho tất cả chúng ta là chỉ số IQ và EQ đều có thể được cải thiện trong đời sống hàng ngày. Và dưới đây là những thói quen giúp bạn làm được điều đó.
Một người muốn thành công cần phải trau dồi cả chỉ số IQ và EQ. |
1. Tỏ lòng biết ơn: Cách hiệu quả nhất để thúc đẩy sự tích cực trong bạn, đó chính là thừa nhận và khen ngợi những hành vi mà bạn muốn khen ngợi và thấy đáng được khen ngợi. Lòng biết ơn giúp bạn nhân ra được những điều tốt đẹp, sau đó phân tích và đánh giá cao chúng.
2. Quản lý căng thẳng: Một cái đầu lạnh sẽ cho ra những quyết định tốt hơn và có thể giúp bạn lắng nghe tốt hơn. Một cái đầu lạnh sẽ giúp bạn vượt qua sự căng thẳng bằng sự quyết đoán, xem xét tập trung vào những điều quan trọng nhất, thay vì chỉ biết bất mãn và nghĩ đến những điều tiêu cực.
3. Giao tiếp có nhận thức: Trí tuệ cảm xúc đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi bạn muốn đưa ra một lời đề nghị. Muốn lời đề nghị của bản thân được chấp nhận, bạn cần phải đọc được và hiểu được điều gì sẽ khiến người bạn sắp đề nghị cảm thấy thoải mái và điều gì khiến họ cảm thấy khó chịu. Bạn có thể nhận biết điều này thông qua ngôn ngữ cơ thể hay tông giọng nói của họ.
Nên giao tiếp có trách nhiệm bằng cách nhận biết cảm xúc của người đối diện và và tìm cách hợp lý để phản ứng lại với những điều đó. |
4. Phản ánh lại một ngày của bạn: Vào cuối ngày, hãy dành vài phút để nhìn lại một ngày của bạn. Vài phút nhỏ nhoi này sẽ giúp bạn đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Đồng thời đây cũng là thời gian để bạn thành thật với chính bản thân mình về những điều đã làm được và chưa làm được.
5. Quan sát những người xung quanh: Trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ hay các mối quan hệ lâu năm đều được hình thành qua việc đối xử tử tế với mỗi người xung quanh bạn. Một khi bạn hiểu được động cơ và phản ứng của những người khác trong cuộc trò chuyện với mình hoặc với một ai đó khác, bạn sẽ hiểu được bản thân phải làm gì và làm như thế nào để để thúc đẩy mối quan hệ với họ.
6. Khuyến khích những lời chỉ trích: Để có cảm xúc tuyệt vời, bạn hãy tìm đến những thông tin phản hồi có giá trị, dù cho đó là những phản hồi tiêu cực. Bởi lẽ, hãy nhớ rằng những ý tưởng tốt nhất thường đến từ những nơi khó khăn nhất và nó cũng sẽ chẳng thể đến nếu bạn không nhận những lời chỉ trích từ những người xung quanh.
7.Trung thực với chính mình: Trí tuệ cảm xúc bao gồm khả năng xác định chính xác những cảm xúc và cảm giác của bản thân. Khi tương tác với một ai đó, hãy tự hỏi bản thân đang cảm thấy điều gì ngay bây giờ? Người đối diện đang thể hiện những cảm xúc gì? Và tập phản ứng lại với những câu trả lời của những câu hỏi trên của chính mình.
Hãy tìm hiểu ý nghĩa đằng sau mỗi cảm xúc mà những người xung quanh bạn thể hiện. Chúng sẽ giúp bạn hiểu hơn về người đó. |
8. Hít thở sâu trước khi nói: Bạn nên dừng lại và mất ít nhất 1 hơi thở trước khi trả lời một ai đó. Lý do đơn giản của việc này chỉ là bạn nên tạm dừng một khoảng ngắn để cho phép bản thân xử lý những gì mà người đối diện đang nói và cho thấy rằng bạn đang nghe. Điều này sẽ giúp bạn thay đổi tốc độ của cuộc nói chuyện và cho phép 2 người kết nối tốt hơn.
9. Tập thể dục thường xuyên: Hãy cố gắng dành 30 phút mỗi sáng để tập thể dục. Việc luyện tập sẽ giúp bạn giải phóng endorphin trong cơ thể để cải thiện tâm trạng của bạn. Từ đó, bạn có thể thoải mái đối mặt với mọi thách thức trong ngày.
10. Suy nghĩ trong im lặng: Sự tĩnh lặng sẽ đem đến những suy nghĩ sâu sắc, thấu đáo hơn.
11. Tìm hiểu ý nghĩa: Hiểu được ý nghĩ của những phản ứng mà người khác đưa ra khi nói chuyện với bạn sẽ giúp bạn hiểu hơn về những điều mà họ đang nghĩ.
12. Bày tỏ sự không đồng ý một cách tôn trọng: Nếu bạn không đồng ý với bất kỳ điều gì, trước tiên hãy đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ về cách mà bạn muốn được nhận câu trả lời. Hãy nhớ luôn phải xem xét trên phương diện của người khác.