pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nấu đậu đen cùng loại quả này ăn đều đặn sáng, tối chẳng những trắng da còn sạch ruột
Dinh dưỡng từ đậu đen đối với sức khỏe con người
Trong Đông y, đậu đen có tính ấm, vị ngọt, có tác dụng bổ thận thủy, bổ can, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, bổ huyết giải phong nhiệt. Danh y nhà Minh, Lý Thời Trân có ghi trong “Bản thảo cương mục”: “Ăn đậu đen thường xuyên có thể giúp bạn tránh các loại bệnh”. Trong nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh rằng hàm lượng axit béo không bão hòa trong đậu đen tương đối cao có thể làm giảm cholesterol, làm mềm mạch máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra rằng uống nước đậu đen rất tốt cho người huyết áp cao, có tác dụng nhất định trong việc điều trị bệnh tiểu đường, tóc bạc và dị ứng. Đậu đen chứa hàm lượng protein lên đến 49,8%, đứng đầu trong các loại hạt, thậm chí lượng protein trong đậu đen còn cao gấp đôi thịt bò, gấp 3 so với trứng, và gấp 16 lần so với sữa.
Các chất như axit nicotinic, vitamin B1, vitamin B2, carotene và nguyên tố vi lượng đồng, coban, sắt trong đậu đen cũng rất cao. Đậu đen còn chứa 18 loại axit amin, bao gồm 8 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, hàm lượng axit béo không no chiếm đến 80%, tỷ lệ hấp thụ của cơ thể có thể lên đến 95%.
Đậu đen không có cholesterol, chỉ chứa sterol thực vật và steroid vì thế ăn đậu đen thường xuyên có thể giúp loại trừ mỡ thừa trong cơ thể, hạ cholesterol máu hiệu quả. Đặc biệt, nước đậu đen có tác dụng điều trị hiệu quả đối với thận yếu, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét.
Bình thường mọi người chỉ nghe qua đậu đen ngâm giấm, rất nhiều người không biết rằng đậu đen còn có thể ăn cùng với lê. Trên thực tế đậu đen nấu với quả lê, không chỉ có tác dụng loại bỏ độ ẩm, giúp làm mềm mạch máu, còn nâng cao tác dụng của đậu đen như cải thiện tình trạng da xỉn màu, nguyên nhân gây ra các đốm đen, quầng thâm và nhờn trên mặt, hoặc các vấn đề về da như mụn trứng cá.
Tác dụng của quả lê
- Lê có vị hơi chua và có tác dụng làm giảm ho, long đờm, làm ấm phổi, thanh nhiệt, giải rượu…
- Lê rất giàu chất xơ và là chất "làm sạch" đường tiêu hóa tốt nhất.
- Lê chứa nhiều đường và vitamin tổng hợp, có tác dụng bảo vệ gan nhất định.
- Lê có tác dụng hạ huyết áp, nuôi dưỡng âm và giải nhiệt, những bệnh nhân bị huyết áp cao, bệnh tim, viêm gan và xơ gan nên thường xuyên uống nước ép lê.
- Lê giúp thận bài tiết axit uric và ngăn ngừa bệnh gút, thấp khớp và viêm khớp. Lê có tính lạnh, nhưng tính chất của lê sẽ thay đổi sau khi nấu lên, không còn quá lạnh, đặc biệt thích hợp đối với người trung niên và người cao tuổi.
Canh đậu đen nấu với quả lê
Nguyên liệu: 1 quả lê, 2 nắm hạt đậu đen, lượng đường vừa phải.
Cách làm: Lê gọt vỏ bỏ hạt, đậu đen vo sạch đem ngâm khoảng 30 phút, cho cả hai nguyên liệu vào nồi đổ ngập nước đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ ninh mềm. Cuối cùng cho lượng đường tùy theo ý thích.
Ngày dùng hai lần, nên ăn vào bữa sáng và bữa tối. Ăn canh lê nấu đậu đen có tác dụng bổ phổi, giảm béo, làm sạch ruột, nuôi dưỡng thận, tăng cường thị lực, làm trắng da, giảm huyết áp, lợi tiểu và có tác dụng nhuận tràng.