Nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi màu xanh?

Châu Anh
03/10/2022 - 14:00
Nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi màu xanh?
Trẻ chảy nước mũi màu xanh là biểu hiện của một số nhiễm trùng hô hấp chẳng hạn như cúm, cảm lạnh, viêm thanh khí phế quản,... Liệu có cần cho trẻ bị chảy nước mũi xanh uống kháng sinh?

Chảy nước mũi (sổ mũi) là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh ở trẻ em. Do đó, cha mẹ đôi khi khó xác định được nguyên nhân gốc rễ và tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Chảy nước mũi có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản như cảm lạnh hoặc dị ứng với một thứ gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang.

1. Màu sắc của nước mũi nói lên điều gì?

Đầu tiên phải khẳng định rằng, màu sắc của nước mũi không phải là một dấu hiệu để cha mẹ dự đoán con bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hay là do virus.

- Nước mũi của trẻ màu trắng

Đối với trẻ chảy nước mũi màu trắng, nguyên nhân có thể do niêm mạc mũi của trẻ bị sưng nề, viêm mũi khiến dịch trong mũi chảy ra chậm. Thêm vào đó việc trẻ bị ngạt mũi cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước dẫn tới dịch mũi trẻ đặc hơn và màu cũng đục hơn.

- Nước mũi của trẻ có màu vàng xanh

Rất nhiều quan niệm cho rằng nước mũi của trẻ màu vàng xanh là do trẻ bị nhiễm virus hay vi khuẩn nhưng thực tế chưa đủ căn cứ để có thể loại trừ bệnh. Thêm vào đó, nước mũi của trẻ có màu vàng xanh là do các bạch cầu chứa enzyme màu xanh lục của hệ miễn dịch đang tấn công lại tác nhân gây nhiễm trùng.

Nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi màu xanh? - Ảnh 2.

Màu sắc của nước mũi không phải là một dấu hiệu để cha mẹ dự đoán con bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hay là do virus (Ảnh: Internet)

Một số bệnh lý có thể khiến trẻ chảy nước mũi là gì?

Chảy nước mũi có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ đơn giản như cảm lạnh hoặc dị ứng với một thứ gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang.

- Dị ứng

Nghiên cứu cho thấy khoảng 40% trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 19 bị mẫn cảm với ít nhất một chất gây dị ứng phổ biến với chảy mũi và viêm bên trong mũi là những triệu chứng phổ biến nhất

Loại nhạy cảm dị ứng này được gọi là viêm mũi dị ứng, hoặc sốt cỏ khô. Viêm mũi dị ứng là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một thứ gì đó trong môi trường (chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, mạt bụi hoặc lông thú cưng) do hít phải.

Khi hệ thống miễn dịch hoạt động để chống lại và loại bỏ thứ mà nó coi là kẻ xâm nhập, lưu lượng máu và chất lỏng sẽ tăng lên. 4 Người bị dị ứng có thể gặp các triệu chứng dị ứng như hắt hơi, chảy nước mắt và kết quả là da đỏ, ngứa.

Khi tình trạng dị ứng kéo dài hoặc trầm trọng hơn, trẻ cũng có thể bị đau họng , đau đầu và ho. Dị ứng có thể làm gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ cảm thấy cáu kỉnh và không thể tập trung vào ngày hôm sau.

- Cảm lạnh thông thường

Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị cảm lạnh trung bình từ sáu đến tám lần mỗi năm. Chảy nước mũi là một triệu chứng của cảm lạnh thông thường, do nhiễm virus ở mũi và cổ họng.

Nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi màu xanh? - Ảnh 3.

Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo bị cảm lạnh trung bình từ sáu đến tám lần mỗi năm (Ảnh: Internet)

Tuy khó chịu nhưng sổ mũi khi bị cảm lạnh có mục đích dựa vào chất nhầy để tống virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Vì cảm lạnh và dị ứng có nhiều triệu chứng chung nên không phải lúc nào cũng dễ dàng phân biệt chúng.

Nguyên tắc chung: Nếu con bạn khỏe hơn sau một tuần đến 10 ngày, rất có thể đó là bệnh cảm lạnh. Nếu các triệu chứng của họ kéo dài lâu hơn và/hoặc dường như xuất hiện sau khi tiếp xúc với một số chất nhất định hoặc trong thời gian thay đổi theo mùa, có lẽ là nguyên nhân gây ra dị ứng.

- Nhiễm trùng đường hô hấp khác

Nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cúmcũng có thể gây sổ mũi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Mặc dù điều này ít phổ biến hơn với bệnh cúm so với cảm lạnh thông thường, nhưng nó có cùng mục đích là loại bỏ virus ra khỏi cơ thể.

Các dấu hiệu khác của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus bao gồm nghẹt mũi, ho và ngứa cổ họng.

- Viêm xoang

Nếu một người bị cảm lạnh hoặc dị ứng, các xoang có thể bị viêm, tiết ra nhiều chất nhầy hơn bình thường. Nếu chất nhầy đó không thể thoát ra ngoài một cách hiệu quả, các xoang có thể bị tắc nghẽn.

Vi trùng bị mắc kẹt trong xoang có thể dẫn đến viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang. Các triệu chứng viêm xoang bao gồm sốt, chảy nước mũi xanh và đau đầu.

3. Nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi màu xanh?

Các bác sĩ đều thống nhất rằng việc điều trị khi trẻ chảy nước mũi màu xanh khi thật sự cần thiết mới chỉ định sử dụng kháng sinh. Khi không cần đơn thuốc kháng sinh, cha mẹ có thể ghi nhớ nguyên tắc "3S" trong điều trị sổ mũi tại nhà cho trẻ như sau:

- SOUP: Bù lỏng, tăng lượng chất lỏng cho trẻ để tránh mất nước và đặc dịch mũi

- SHOWER: Giúp trẻ thông mũi bằng hơi nước nóng để làm dịu đường thở. Tuy nhiên lưu ý rằng khi xông mũi không được sử dụng nước quá nóng, không xông trực tiếp ở khoảng cách gần vì có thể gây bỏng niêm mạc mũi ở trẻ,...

Nên làm gì khi trẻ chảy nước mũi màu xanh? - Ảnh 4.

Các bác sĩ đều thống nhất rằng việc điều trị khi trẻ chảy nước mũi màu xanh khi thật sự cần thiết mới chỉ định sử dụng kháng sinh (Ảnh: Internet)

- SUCKERS: Hút mũi. Hút mũi đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ viêm tai giữa do dịch mũi lên tai ở trẻ và giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn.

Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm:

+ Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều

+ Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc phun sương để mũi trẻ không bị khô

+ Sử dụng nước mũi sinh lý nhỏ mũi hoặc dạng xịt cùng ống hút mũi/dụng cụ hút mũi chuyên dụng khác để giúp thông mũi

+ Với trẻ bị đau hoặc sốt có thể sử dụng giảm đau là acetaminophen hoặc ibuprofen theo độ tuổi phù hợp.

Một miếng gạc ấm đặt lên mũi cũng có thể giúp giảm áp lực xoang và giảm cơn đau nhức tai ở trẻ bị nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều.

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc cảm và ho không kê đơn đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi, tốt nhất là nên tránh ở tất kẻ trẻ em dưới 6 tuổi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Với trẻ bị chảy nước mũi xanh do nhiễm trùng bởi vi khuẩn

Nếu trẻ bị nhiễm trùng xoang, tình trạng chảy nước mũi xanh có thể xảy ra và trẻ có thể phải sử dụng kháng sinh. Thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp này có thể gây ra các tác dụng phụ vì thế cần tránh lạm dùng kháng sinh dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Thay vào đó, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán khi có các triệu chứng đi kèm với chảy nước mũi xanh như ho vào ban ngày hoặc ho nặng hơn vào ban đêm; trẻ bị sốt kéo dài trên 3 ngày; mệt mỏi, lừ đừ; các triệu chứng ho/nghẹt mũi/chảy mũi kéo dài từ 10 - 14 ngày; đặc biệt là nếu trẻ có quấy khóc quá mức kèm theo khó thở,...

Nguồn: VeryWell Family
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm