pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nên làm gì nếu xuất hiện các triệu chứng Covid-19?
Hiện nay trên thế giới, có hơn 159 triệu người mắc COVID-19. Trong số đó có hơn 95,2 triệu người đã hồi phục và 3,31 triệu người tử vong. Điều này cho thấy, khả năng nhiễm bệnh Covid-19 rất cao. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 không quá nghiêm trọng. Con số cho kết quả có khoảng 1/5 người mắc bệnh sẽ phát bệnh nặng hơn.
Vì vậy, để kịp thời điều trị cho người bệnh, cần phải nhận ra rằng các triệu chứng COVID-19 nhanh chóng, kịp thời bằng biện pháp xét nghiệm để biết khi nào người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Đặc biệt, khi mắc Covid-19, người bệnh không biết mình nên làm gì. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khi xuất hiện các triệu chứng của Covid-19 về quy trình xét nghiệm cũng như cách để chăm sóc bản thân.
1. Các triệu chứng COVID-19
Các triệu chứng của COVID-19 xuất hiện thường dần dần. Khi các triệu chứng ban đầu có thể khác nhau nhưng có 3 triệu chứng Covid-19 phổ biến nhất:
- Sốt.
- Ho.
- Mệt mỏi.
Ngoài ra, kèm theo các triệu chứng ít gặp khác như:
- Khó thở.
- Đau nhức cơ thể.
- Đau đầu.
- Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Đau họng.
- Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Đọc thêm bài viết: Tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa đã được xác nhận khác của COVID-19
- Mất vị giác hoặc khứu giác.
Nhiều triệu chứng của COVID-19 tương tự như các triệu chứng của các bệnh đường hô hấp khác, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể sử dụng để giúp phân biệt những căn bệnh này.
Phân biệt COVID-19 so với các triệu chứng cảm lạnh và cúm
Trong khi các triệu chứng COVID-19 thường phát triển dần dần, các triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện đột ngột.
Nhiều triệu chứng phổ biến của bệnh cúm, chẳng hạn như đau nhức cơ thể, ớn lạnh và đau đầu là những triệu chứng ít phổ biến hơn của cả COVID-19 và cảm lạnh thông thường.
Sốt là một triệu chứng COVID-19 phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt. Sốt là tình trạng hiếm khi xảy ra với cảm lạnh thông thường.
Đau họng và sổ mũi hoặc nghẹt mũi là những triệu chứng ban đầu thường gặp của cảm lạnh thông thường, nhưng chúng ít phổ biến hơn với cả COVID-19 và cúm.
Hắt hơi là một triệu chứng phổ biến của cảm lạnh thông thường nhưng nó không phổ biến với COVID-19.
Đọc thêm:
COVID-19, cảm lạnh, dị ứng và cúm: Sự khác biệt là gì? Phân biệt lâm sàng bệnh nào khó nhất?
2. Nên làm gì nếu bạn nghĩ mình có các triệu chứng COVID-19?
Nếu bạn cho rằng mình có các triệu chứng của COVID-19, điều quan trọng là phải thực hiện các bước sau:
- Nghiêm túc ở nhà, không ra ngoài khi nghĩ mình đang xuất hiện các triệu chứng COVID-19. Bằng cách ở nhà, bạn có thể giúp ngăn ngừa khả năng lây lan virus cho những người khác trong cộng đồng. Ngoài ra, có thể lên kế hoạch chỉ đi ra ngoài nếu bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế và cảm thấy cần thiết.
- Cô lập, tách mình khỏi những người khác. Thực tế, nếu bạn ở chung nhà với người khác hay sống chung nhà với gia đình. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng Covid-19, hãy tạo khoảng cách với người xung quanh càng nhiều càng tốt. Nên cố gắng sử dụng phòng ngủ và phòng tắm tách biệt với phần còn lại của gia đình để bảo vệ người thân tốt nhất.
- Liên lạc với bác sĩ. Điều quan trọng là phải cho bác sĩ hoặc các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe để cho họ biết về các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Bác sĩ hoặc nhân viên y tế có thể hỏi bạn những câu hỏi về thời điểm và cách thức mà bạn có thể đã tiếp xúc. Cố gắng trả lời những câu hỏi này chính xác trong khả năng.
- Tuân thủ, làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi kiểm tra các thông tin về tình hình sức khỏe của bạn, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc bản thân khi bị ốm. Các bác sĩ cũng có thể sắp xếp để kịp thời để bạn được kiểm tra COVID-19 nếu bạn chưa được kiểm tra trước đó.
- Chủ động theo dõi các triệu chứng của bản thân. Theo dõi các triệu chứng của mình và nếu chúng bắt đầu trở nên tồi tệ hơn, nhanh chóng tìm đến bác sĩ hoặc bệnh viện để nhận hỗ trợ kịp thời.
3. Xét nghiệm COVID-19
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng Covid-19, cảm thấy thật sự cần và muốn thực hiện xét nghiệm để đảm bảo chính xác rằng bạn có đang nhiễm virus hay không. Hoặc bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nếu họ nghĩ rằng bạn đang có triệu chứng thì sẽ có 2 loại kiểm tra COVID-19 xảy ra. Đối với mỗi người sẽ có các mục đích khác nhau được thực hiện.
- Xét nghiệm chẩn đoán. Các xét nghiệm này sử dụng một mẫu được thu thập từ mũi hoặc cổ họng của bạn để phát hiện nhiễm trùng SARS-CoV-2 đang hoạt động.
- Các xét nghiệm kháng thể. Các xét nghiệm kháng thể có tác dụng phát hiện các kháng thể đặc hiệu đối với SARS-CoV-2 trong máu của bạn. Các xét nghiệm này được sử dụng để xem liệu bạn đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 hay chưa.
Đọc thêm: Quy trình xét nghiệm khẳng định nhiễm Covid-19 được triển khai như thế nào?
Nếu bạn hiện đang gặp các triệu chứng, bạn sẽ nhận được xét nghiệm chẩn đoán Covid-19. Một miếng gạc vô trùng sẽ được sử dụng để lấy mẫu từ mũi hoặc họng của bạn. Mẫu này sau đó sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của SARS-CoV-2.
Thời gian cho kết quả kiểm tra Covid-19 có thể khác nhau tùy theo địa điểm. Tùy thuộc vào địa điểm, cũng có thể bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm ngay trong ngày. Tuy nhiên, có thể mất đến một tuần. Nếu lo lắng, bạn có thể hỏi về thời gian có kết quả xét nghiệm với bác sĩ khi thực hiện.
Ngoài ra, cũng có nhiều địa điểm đạt tiêu chuẩn xét nghiệm Covid-19. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên trang web chính thức của nhà nước để kiểm tra nguồn tin chính xác, di chuyển đến nơi thực hiện xét nghiệm nhanh chóng.
Đọc thêm:
Giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khi đi khai báo y tế và đi xét nghiệm virus
Chuyên gia lý giải các hiện tượng liên quan đến xét nghiệm COVID-19
4. Hướng dẫn chăm sóc tại nhà
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết, hầu hết những người bị COVID-19 trường hợp nhẹ sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau khoảng một tuần.
Mặc dù COVID-19 hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế, hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào được xác định để điều trị COVID-19. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự chăm sóc bản thân tại nhà nếu như gặp phải các triệu chứng và trường hợp mắc Covid-19 nhẹ.
Thực hiện điều trị COVID-19 tại nhà đối với các triệu chứng nhẹ
- Giữ đủ nước bằng cách uống nhiều nước. Điều này có thể bao gồm nước, đồ uống thể thao hoặc nước súp natri thấp.
- Không quên xây dựng cho bản thân và các thành viên trong gia đình một chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu đang gặp các triệu chứng COVID-19, bạn có thể nhờ giúp đỡ từ người thân hoặc bạn bè chọn đồ ăn khi bạn bị ốm.
- Có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) hoặc aspirin (Bayer) để giúp giảm bớt các triệu chứng như sốt, đau đầu và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Chuẩn bị sẵn khăn giấy trong trường hợp bạn cần ho hoặc hắt hơi. Luôn vứt bỏ khăn giấy bẩn ngay lập tức bằng cách cho vào thùng rác có lót hoặc xả xuống bồn cầu. Đảm bảo rửa tay thật sạch sau khi ho, hắt hơi hoặc xì mũi.
Quan trọng cần chú ý, những đề xuất này chỉ áp dụng cho các trường hợp nhẹ của COVID-19 và bệnh có thể được điều trị tại nhà. Đối với các triệu chứng COVID-19 xuất hiện ở bạn bắt đầu xấu đi, nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
5. Ngăn ngừa virus lây lan bằng cách nào?
Nếu bạn bị bệnh với COVID-19, có một số bước mà bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa lây lan vi-rút cho người khác bằng cách:
- Cần ở nhà, chỉ ra ngoài để tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cảm thấy các triệu chứng đang tệ đi và bạn cần nhận sự chăm sóc y tế.
- Chủ động trong việc cách ly, tách mình khỏi những người khác trong gia đình. Nếu có điều kiện, cần sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt.
- Mang khăn che mặt che mũi và miệng nếu bạn cần người khác ở bên.
- Rửa tay thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi ho hoặc hắt hơi, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn hoặc xử lý thực phẩm.
- Che miệng nếu bạn cần ho hoặc hắt hơi. Thay vì dùng tay, hãy cố gắng dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng lại.
- tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, chẳng hạn như dụng cụ ăn uống, ly uống nước, điện thoại, điều khiển từ xa, bàn phím, khăn tắm hoặc bộ khăn trải giường.
- Cố gắng làm sạch các bề mặt tiếp xúc nhiều trong nhà của bạn hàng ngày. Ví dụ về các bề mặt cảm ứng cao bao gồm tay nắm cửa, mặt bàn, công tắc đèn và tay cầm của các thiết bị.
6. Đâu là triệu chứng cần chú ý?
Ở một số người, các triệu chứng COVID-19 có thể trầm trọng hơn, dẫn đến bệnh nặng. Sự khởi đầu của bệnh nặng hơn thường xảy ra từ 5 đến 8 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên phát triển.
Một số người có nguy cơ cao bị biến chứng do COVID-19, bao gồm:
- Người cao tuổi
- Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu.
Đọc thêm các biến chứng nguy hiểm của Covid-19 qua bài viết: Bạn đã biết 6 biến chứng lâu dài có liên quan đến bệnh Covid-19 chưa?
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là bất kỳ ai cũng có thể bị bệnh nặng với COVID-19.
Một số triệu chứng là dấu hiệu của sự tiến triển thành một căn bệnh nghiêm trọng hơn. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Khó thở.
- Đau hoặc gặp áp lực trong ngực của bạn.
- Môi, mặt hoặc móng tay có màu xanh lam.
- Cảm thấy lo lắng, hoang mang.
- Khó tỉnh táo hoặc khó thức dậy
Kết Luận
Hầu hết các trường hợp COVID-19 đều nhẹ. Mặc dù các triệu chứng ban đầu có thể khác nhau tùy theo từng cá nhân nhưng một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt, ho và mệt mỏi.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có các triệu chứng COVID-19, hãy chủ động cách ly bằng cách ở nhà và tạo khoảng cách với những người khác trong gia đình. Liên hệ với bác sĩ, cơ sở y tế và cho họ biết về các triệu chứng bản thân đang gặp phải. Sau đó, các bác sĩ có thể sắp xếp cho bạn đi xét nghiệm virus nếu cần thiết.
- Một số các trường hợp nhẹ của COVID-19 thực chất có thể được điều trị tại nhà và hồi phục. Chú ý, luôn cố gắng nghỉ ngơi nhiều và luôn uống đủ nước.
Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc không kê đơn nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp giảm bớt các triệu chứng khi bạn hồi phục.
- Một số người có thể bị bệnh nặng do COVID-19. Nếu bạn hiện đang bị bệnh, hãy theo dõi các triệu chứng cẩn thận. Và nhanh chóng tìm kiếm chăm sóc y tế nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng như khó thở, đau ngực hoặc rối loạn tâm thần.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, tuyệt đối không chủ quan trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn ra vô cùng căng thẳng trên toàn thế giới hiện nay.
Nguồn dịch tham khảo:
1. https://www.healthline.com/health/what-to-do-if-you-start-to-feel-covid-symptoms#bottom-line
2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/if-you-are-sick/care-for-someone.html