pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nếu bạn mồ hôi ở 4 vùng này thì không phải là giải độc mà chính là tín hiệu của bệnh
Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường, nhiệt độ bên ngoài cao hoặc vận động gắng sức sẽ kích thích tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi trên bề mặt da sẽ lấy đi rất nhiều nhiệt, sau đó có tác dụng làm mát rất tốt, đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, có thể bảo vệ cơ thể con người khỏi tác hại của nhiệt độ cao.
Có rất nhiều tuyến mồ hôi ở nách, bẹn, rốn, quầng vú, hậu môn và bộ phận sinh dục nên những vùng này rất dễ ra mồ hôi. Tuy nhiên, nếu một số bộ phận khác trên cơ thể thường xuyên đổ mồ hôi thì bạn cần cảnh giác với một số bệnh.
Đổ mồ hôi ở 4 vùng này không phải là giải độc mà là tín hiệu của bệnh
1. Mồ hôi trên đầu
Số lượng tuyến mồ hôi phân bố trên đầu không nhiều, đa số trường hợp sẽ không đổ nhiều mồ hôi ở đầu, má, trán. Khi đầu đột ngột đổ mồ hôi trên trên đầu với lượng lớn, cần đề phòng các bệnh liên quan đến tim mạch, mạch máu não.
Đầu là nơi chứa nhiều mô thần kinh, có nhiệm vụ điều hòa các hoạt động sinh lý khác nhau của cơ thể con người. Hầu hết các bệnh tim mạch và mạch máu não đều kèm theo triệu chứng lưu thông máu kém trong cơ thể. Khi quá trình lưu thông máu trong cơ thể bị tắc nghẽn và lượng máu cung cấp lên não không đủ có thể sẽ kích thích các mô thần kinh và ảnh hưởng đến sự bài tiết bất thường của tuyến mồ hôi ở đầu. Đặc biệt nếu người già đột nhiên có những biểu hiện như vậy thì càng phải hết sức lưu ý, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim cấp tính.
2. Mồ hôi ở cổ
Mồ hôi ra nhiều ở vùng cổ, nhất là sau gáy có thể do bị hạ đường huyết. Nói chung, lượng đường trong máu của cơ thể sẽ duy trì trong một phạm vi tương đối ổn định. Khi đường huyết trong cơ thể thấp, để duy trì đường huyết ổn định, cơ thể sẽ cô đặc máu thông qua phương thức đổ mồ hôi, từ đó có tác dụng tăng đường huyết, biểu hiện là sau gáy đổ mồ hôi nhiều. Đồng thời, hầu hết bệnh nhân bị hạ đường huyết sẽ có các biểu hiện như hồi hộp, mệt mỏi, chóng mặt, nếu có biểu hiện này thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.
3. Đổ mồ hôi mũi
Trung y cho rằng mũi chi phối kinh mạch phổi, nếu mũi đột ngột đổ mồ hôi là do khí phổi không đủ, cần tăng cường vận động, điều hòa khí huyết. Tây y cho rằng, đổ mồ hôi ở mũi phần lớn là do khả năng miễn dịch suy yếu, vì vậy cần tăng cường dinh dưỡng, tích cực tập thể dục để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
4. Mồ hôi nửa người
Mồ hôi nửa người hay còn gọi là mồ hôi cục bộ, biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đổ mồ hôi nửa người bên trái và bên phải hoặc nửa người trên và dưới.
Mồ hôi cục bộ đa phần chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân phong tê thấp, liệt nửa người, người già ra mồ hôi trộm cần đề phòng tai biến mạch máu não xảy ra. Nếu những biểu hiện như vậy thường xuyên xảy ra, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám chi tiết và điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh nặng thêm và gây hại cho cơ thể.
Thường xuyên làm những việc sau đây giúp giảm mồ hôi và thư giãn
- Tránh thức khuya: Hiện nay, nhiều người trẻ tuổi rất thích thức khuya, hay thức thâu đêm để chơi game, hoặc xem các bộ phim truyền hình, hoặc làm việc. Thức khuya gây hại lớn đối với sức khỏe, tất cả các cơ quan không được nghỉ ngơi, gây rối loạn nội tiết. Do đó mọi người phải tuân thủ giữa làm việc và nghỉ ngơi có khoa học, tránh thức khuya.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đầy đủ dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Uống nhiều nước, nhất là nước ép rau củ quả để thanh lọc cơ thể, hạn chế tình trạng tiết mồ hôi.
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, chất kích thích để không ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng và cũng là cách hạn chế tình trạng tiết mồ hôi ở tay chân hiệu quả.
- Điều chỉnh, cân bằng tâm trạng, tránh mệt mỏi căng thẳng để không làm tình trạng này thêm nghiêm trọng hơn.
Nguồn aboluowang