pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nếu có dấu hiệu hôi miệng do bệnh lý: Kiểm tra gan ngay, rất có thể bạn đã bị xơ gan
Vấn đề hôi miệng có thể do mảng bám thức ăn trên răng, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Tuy nhiên, không phải lúc nào hôi miệng cũng do vệ sinh răng miệng, rất có thể hôi miệng do bệnh lý. Đó là những bệnh lý gì, cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
1. Những nguyên nhân gây ra hôi miệng do bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh hôi miệng. Có thể kể đến một số thói quen, bệnh lý phổ biến như:
- Tác dụng phụ của việc dùng thuốc kháng sinh: các loại thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh có thể là nguyên nhân gây bệnh hôi miệng. Triệu chứng này sẽ hết khi bạn dừng thuốc một thời gian.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Bệnh về răng miệng, lưỡi, nướu: Bệnh có thể khỏi nếu điều trị khỏi về răng miệng, vệ sinh đúng cách.
- Trong miệng, mũi, cổ họng có khối u: tình trạng bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe khiến tuyến nước bọt có vấn đề và gây ra hơi thở mùi khó chịu.
- Khô miệng, vi khuẩn ở miệng: Khả năng tiết nước bọt kém là điều kiện khiến vi khuẩn phát triển gây ra hiện tượng hôi miệng.
- Ăn các loại thực phẩm có mùi: như tỏi, mắm tôm, ăn nhiều đường, ít carbohydrate.
- Hút thuốc, uống rượu nhiều: giảm khả năng tiết nước bọt của khoang miệng.
- Các bệnh mãn tính: trào ngược dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường, bệnh về gan như xơ gan, bệnh về thận...
Để biết chắc chắn nguyên nhân gây bệnh, bạn nên kiểm tra thói quen sinh hoạt, thăm khám bệnh để giúp xác định nguyên nhân bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
2. Hôi miệng do bệnh lý về gan
Hôi miệng do bệnh lý về gan là một dấu hiệu nghiêm trọng, cảnh báo gan bị tổn thương. Cụ thể, khi gan gặp các vấn đề như các bệnh về gan, xơ gan, ung thư gan có thể dẫn đến việc cơ thể sản sinh ra một lượng ammonia nhiều quá mức cần thiết. Khi lượng ammonia vượt quá ngưỡng thông thường chính là nguyên nhân dẫn đến hơi thở có mùi hôi. Vì thế, cần kiểm tra gan ngay bởi rất có thể gan bạn đang báo hiệu vấn đề.
Bên cạnh dấu hiệu hôi miệng, người bị xơ gan thường kèm theo một số dấu hiệu khác như da vàng, mắt vàng, cơ thể sụt cân, mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn, nôn, dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, sốt kéo dài, ngứa, đầy hơi chướng bụng… Nếu có dấu hiệu hôi miệng kèm theo các biểu hiện trên, hãy thăm khám sức khỏe gan để có thể kiểm tra và điều trị kịp thời.
3. Cách hạn chế hôi miệng do bệnh lý
Cách chữa trị hôi miệng do bệnh lý phụ thuộc vào loại bệnh cũng như phương pháp điều trị. Để hạn chế hôi miệng do bệnh lý cần chú ý:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Tránh các loại thực phẩm ảnh hưởng đến răng miệng, lưỡi, nướu, lợi.
- Người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống như hạn chế thực phẩm nhiều muối, mắm tôm, tỏi, bia rượu, cà phê, thuốc lá.
Điều trị bệnh lý gây hôi miệng: Nếu hôi miệng do bệnh lý thì dù bạn có vệ sinh răng miệng kỹ thì cũng không thể chấm dứt được tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Vì thế, để có thể chữa trị dứt điểm cần chữa trị bệnh lý - nguyên nhân gây hôi miệng.
Bạn cần chủ động thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe cơ thể, xác định nguyên nhân gây hôi miệng và có phương pháp điều trị phù hợp.
Dấu hiệu hôi miệng do bệnh lý là tình trạng cơ thể "báo hiệu" vấn đề sức khỏe không nên xem thường. Lập tức thăm khám để biết được nguyên nhân chính xác gây bệnh đồng thời chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống, tập luyện để bảo vệ răng miệng không bị hôi và luôn có một cơ thể khỏe mạnh.