pnvnonline@phunuvietnam.vn
Mẹ có 3 tính cách này thì phải sửa đổi ngay, nếu không sẽ làm con tổn thương tâm lý
Người mẹ nào cũng mong muốn con trở nên ngoãn ngoãn, học hành giỏi giang và thành công trong tương lai. Bên cạnh đó, người mẹ luôn mong con mình hạnh phúc, vui vẻ, có suy nghĩ và hành động tích cực.
Nhưng đôi khi, người mẹ thường vô tình đẩy trẻ vào những tiêu cực mà không hề hay biết. Dưới đây là những điều mẹ không nên làm và hãy cố gắng hạn chế trong quá trình nuôi dạy con cái.
1. Mẹ không thích cho con đi cùng
Một số người mẹ không nhận thức được trách nhiệm của mình sau khi sinh con, thậm chí họ cảm thấy mình chưa sẵn sàng làm mẹ. Những người mẹ này thường giao việc chăm sóc trẻ cho ông bà ở nhà. Nhìn theo hướng tích cực, đây là cách rèn luyện cho trẻ tính cách độc lập, tự chủ ở một mức độ nhất định. Nhưng về lâu dài, trẻ sẽ trở thành người không biết đúng sai nếu không được ông bà hướng dẫn cẩn thận.
Người thầy tốt nhất của trẻ chính là bố mẹ. Nhờ bố mẹ, trẻ sẽ nhận thức được mọi thứ trên thế giới này và mong muốn khám phá chúng. Vì vậy, ngoài kiến thức được học ở trường, trẻ cần nhận được sự đồng hành từ bố mẹ, đặc biệt là người mẹ. Nếu được như vậy, trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, yêu đời và tự tin rất nhiều.
2. Mẹ có tính kiểm soát
Nhiều người mẹ thường hay kiểm soát con cái, điều này xuất phát từ sự lo lắng, quan tâm đến con. Họ theo sát con từng bước và yêu cầu con làm mọi điều theo ý muốn: "Mẹ chỉ muốn tốt cho con", "Tất cả vì lợi ích của con",…
Nhưng theo thời gian, trẻ sẽ mất đi tính tự chủ, tự giác và luôn cảm thấy bản thân kém cỏi. Từ đó, trẻ sẽ trở nên chán nản, thất vọng, hay buồn bực.
Những người mẹ thích kiểm soát, chỉ đạo con sẽ khiến con không thể lớn lên về mặt cảm xúc. Như vậy, trẻ sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ vì cho rằng mình là trung tâm vũ trụ. Những đứa trẻ này thường khó có mối quan hệ tốt đẹp vì chúng luôn tự đưa ra quyết định và chỉ nghĩ đến bản thân rồi bắt chước người khác làm theo.
3. Mẹ hay quát mắng, gắt gỏng và thiếu kiên nhẫn
Mẹ thường xuyên quát mắng, gắt gỏng sẽ khiến con coi việc đó là mối đe doạ. Trẻ sẽ hình thành cảm giác thiếu an toàn, tự tin. Việc la hét của mẹ có thể gây ra những vấn đề tâm lý ở trẻ như: Căng thẳng, lo âu, sợ hãi, mất ngủ, chậm phát triển. Ngoài ra, cũng sẽ dẫn đến những vấn đề về hành vi, học tập, giao tiếp xã hội, tình cảm hay kỹ năng phản ứng và vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Ngày nay, nhiều bà mẹ vẫn có tư tưởng "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được điều này. Ngược lại, đứa trẻ sẽ cảm thấy bất an khi bị quát mắng. Và rất có thể những câu nói tưởng chừng thoáng qua sẽ hằn sâu vào tâm trí trẻ, trở thành kỷ niệm đáng sợ. Bên cạnh đó, những lời chỉ trích quá mức còn có thể làm giảm sự ngưỡng mộ và tôn trọng của trẻ đối với mẹ.