Mới đây, một trẻ tại Mỹ đã tử vong sau khi đi bơi 1 tuần và được cho là bị chết đuối trên cạn khiến dư luận lo lắng.
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh (BV Xanh Pôn, Hà Nội), một người hoàn toàn bình thường sau khi ra khỏi bể bơi nhưng có thể bị chết đuối. Đó là hiện tượng hiếm gặp và y học đưa ra 2 tên gọi khác nhau là chết đuối khô và chết đuối thứ cấp.
Bác sĩ Phúc cũng cho biết, nguyên tắc giáo dục của các nước phát triển là nhà trường phải dạy cho trẻ bơi thật tốt để không chết đuối. Theo đó, nhà trường yêu cầu học sinh tập bơi trước khi tập các môn khác. Ngược lại, ở Việt Nam, học sinh được học bóng đá, bóng bàn, cầu lông... nhưng bơi thì không được học, nên mỗi năm có hàng ngàn trẻ chết đuối. Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể số nạn nhân bị đuối nước trên cạn nhưng ước chừng khoảng từ 1% đến 2% trong số nạn nhân đuối nước.
Bác sĩ Phúc cho biết, có 3 dấu hiệu nhận biết chết đuối cạn, bao gồm: Ho, khó thở, đau ngực; thay đổi hành vi đột ngột; mệt mỏi nhiều. Tuy nhiên, những dấu hiệu này rất khó nhận ra, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Để phòng tránh chết đuối trên cạn, phụ huynh cần áp dụng các biện pháp sau:
- Cho trẻ học bơi: Chết đuối trên cạn chủ yếu xảy ra với người không biết bơi hoặc bơi kém. Mục tiêu của học bơi đúng kĩ thuật là để tăng cường sức khỏe, an toàn.
- Giám sát trẻ khi bơi: Bố mẹ phải giám sát trẻ chặt chẽ trong hồ bơi, dù trẻ có kĩ năng bơi tốt nhưng không để trẻ tự do bơi khi không có người lớn giám sát; tuân thủ chặt chẽ các quy định của hồ bơi cũng là yếu tố hết sức cần thiết.
- Không có hành động nguy hiểm với trẻ: Tại một số bể bơi, các thầy dạy trẻ 3-4 ngày ở bể nông, khi ra bể sâu có nhiều bé sợ. Các thầy dùng sào đẩy cho bé ra xa, nhiều bé hoảng loạn và sặc nước rất nguy hiểm. Ngoài ra, một số phụ huynh khá nóng tính, dọa nạt hay ném trẻ xuống nước khiến trẻ sợ. Đây là điều không nên vì hành động này rất dễ gây chết đuối cạn. Vì thế, các thầy dạy bơi, các bậc phụ huynh hãy kiên trì hơn với các bé nhát nước. Phụ huynh cứ cho bé tập ở bơi bể nông, sau này bé dũng cảm ra bể sâu cũng chưa muộn. Với nước phải hết sức cẩn thận, không thể chủ quan.
- Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi tập bơi: Hiện nay, đang có phong trào cho trẻ tập bơi sớm, có khi 1 tuổi đã cho tập bơi. Tuy nhiên, đây là điều không nên và gây nguy hiểm cho trẻ. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh chỉ nên cho con tập bơi khi đã qua sinh nhật lần thứ 4.
Những bài học phù hợp như dạy trẻ tự nổi, dạy trẻ ngâm đầu dưới nước từ 5 - 10 giây. Trẻ có thể tự đứng trong nước mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Trẻ có thể tập các động tác lướt trên nước, động tác phối hợp tay chân. Mặc dù bố mẹ không phải giữ trẻ, nhưng vẫn phải giám sát con chặt chẽ. Ở tuổi này, bố mẹ vẫn không được phép dời trẻ; không nhờ người khác giám sát, ngay cả người giám sát chuyên nghiệp ở bể bơi.
Những bài học phù hợp như dạy trẻ tự nổi, dạy trẻ ngâm đầu dưới nước từ 5 - 10 giây. Trẻ có thể tự đứng trong nước mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Trẻ có thể tập các động tác lướt trên nước, động tác phối hợp tay chân. Mặc dù bố mẹ không phải giữ trẻ, nhưng vẫn phải giám sát con chặt chẽ. Ở tuổi này, bố mẹ vẫn không được phép dời trẻ; không nhờ người khác giám sát, ngay cả người giám sát chuyên nghiệp ở bể bơi.
- Phụ huynh cần sớm phát hiện những dấu hiệu nhận biết trẻ bị chết đuối khô và chết đuối thứ cấp. Cách nhận biết dễ nhấy là khi trẻ ra khỏi hồ bơi có cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, không còn muốn chơi các trò chơi khác, biểu hiện quên, có những hành vi bất thường. Khi thấy trẻ có dấu hiệu nghi ngờ, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và được điều trị.