pnvnonline@phunuvietnam.vn
Ngành Báo chí và Truyền thông: Điểm cao vẫn "hot"
Ngành Truyền thông Quốc tế của Học viện Ngoại giao được dự báo tiếp tục “hot” trong thời gian tới
Nói về sức hút của ngành này, TS. Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), lý giải, khi công nghệ số phát triển, nhu cầu về thông tin của xã hội tăng thì các ngành đào tạo báo chí, truyền thông trở thành ngành "hot" trong mỗi mùa tuyển sinh là điều dễ hiểu.
Trước sự cạnh tranh lớn về truyền thông thời đại số, TS. Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại (Học viện Ngoại giao), cho biết, thời điểm này, nhu cầu nhân lực truyền thông ở các công ty, tập đoàn... lớn.
Đặc biệt, sự phát triển của truyền thông số, cũng như truyền thông mạng xã hội, càng đưa ngành truyền thông "lên ngôi". Vì thế, ở giai đoạn này và trong 5-7 năm tới, truyền thông vẫn sẽ là một ngành "hot".
Thông tin về đầu vào xét tuyển sớm của ngành Truyền thông quốc tế (Học viện Ngoại giao) năm 2024, TS. Vũ Tuấn Anh cho biết, những thí sinh đạt mức điểm IELTS 7.0 rất khó có cơ hội trúng tuyển, thậm chí mức điểm IELTS 7.5 cũng phải cạnh tranh cao khi hơn 1.000 hồ sơ đăng ký xét tuyển có mức điểm này.
Điều này cho thấy, ngành Truyền thông quốc tế của Học viện Ngoại giao đòi hỏi về tiếng Anh đầu vào rất cao và được coi là lợi thế của sinh viên Ngoại giao sau khi tốt nghiệp.
"Theo tôi, để chuẩn bị tốt cho quá trình làm nghề sau này, việc trang bị những kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết. Trong thời chuyển đổi số hiện nay, sinh viên báo chí cần nắm vững công nghệ thông tin và các công cụ đa phương tiện để sản xuất nội dung một cách chuyên nghiệp.
Kỹ năng phân tích tình huống cũng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo thông tin chính xác và có căn cứ. Bên cạnh đó, viết, biên tập sáng tạo và tư duy phản biện là những kỹ năng cốt lõi giúp mình có những bài viết hấp dẫn, có giá trị. Việc hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp và pháp luật liên quan đến lĩnh vực báo chí giúp tôi làm việc có trách nhiệm hơn".
"Có những em trong năm học đầu tiên đã có mấy chục bài báo. Các em có cơ hội trải nghiệm rất sớm với công việc và có sự điều chỉnh, định hướng trong suốt quá trình học. Đến năm thứ 4, sinh viên sẽ có những định hướng rõ ràng về nghề nghiệp.
Tuy nhiên, điều mà tôi cần chỉ rõ là những kiến thức đào tạo của khoa chỉ là cơ bản, tùy theo năng lực, sở trường của mình mà các em sẽ phải tự học, đào tạo chuyên sâu hơn. Việc tiếp cận với công việc thực tế sớm sẽ giúp các em hiểu được mình phải trang bị những kiến thức gì để có thể cạnh tranh trên thị trường lao động", TS. Vũ Tuấn Anh chia sẻ.
Với hơn 30 năm đào tạo chuyên sâu về báo chí, truyền thông, theo lãnh đạo Viện Báo chí và Truyền thông (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), quan điểm đào tạo về người làm báo của Viện là phải được trang bị tốt kiến thức nền tảng khoa học xã hội và nhân văn.
Để làm nghề nhanh, sinh viên có thể chú trọng vào kỹ năng tức thời nhưng để đi đường dài thì phải có vốn kiến thức nền tảng. Nói như vậy không phải để xem nhẹ kỹ năng nghề nghiệp mà để thấy vai trò quan trọng của tri thức nền tảng đối với nghề nghiệp của một nhà báo.
Cùng với đó, ngành đào tạo báo chí phải bắt kịp với các xu hướng của thời đại, đặc biệt là các xu hướng công nghệ. Bởi vậy, chương trình đào tạo đại học của Viện Báo chí và Truyền thông đã đưa các kiến thức, kỹ năng như truyền thông đa phương tiện, truyền thông xã hội, truyền thông hội tụ... vào giảng dạy.
Sau khi được tư vấn, tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành Truyền thông, tôi thấy cơ hội việc làm của ngành này khá rộng, không chỉ giới hạn trong các tòa soạn báo, đài truyền hình mà có thể làm cho các công ty tư nhân, cơ quan...
Lựa chọn ngành đào tạo theo chương trình của Úc, tôi và các bạn sẽ có cơ hội thực tập tại doanh nghiệp, công ty ngay từ năm thứ nhất và tiệm cận với những kiến thức tiêu chuẩn nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông. Chương trình học bằng tiếng Anh cũng đem đến lợi thế cho sinh viên ngành Truyền thông.