• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ngày Quốc tế trẻ em gái 2020: Tiếng nói của tôi, tương lai bình đẳng của chúng ta

Nhu Thụy
11/10/2020 - 12:01
Ngày Quốc tế trẻ em gái 2020: Tiếng nói của tôi, tương lai bình đẳng của chúng ta
Vào ngày 11/10 hàng năm, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phát động một chiến dịch để nâng cao tiếng nói và bảo vệ quyền của trẻ em gái. Năm nay, với chủ đề toàn cầu “Tiếng nói của tôi, tương lai bình đẳng của chúng ta”, UNICEF hướng đến một thế giới tốt đẹp hơn khi trẻ em gái được công nhận, đánh giá, đầu tư, được tiếp thêm năng lượng và truyền cảm hứng.

Ngày Quốc tế trẻ em gái (International Day of the Girl) được tổ chức vào ngày 11/10 hàng năm được thống nhất trên toàn cầu bởi Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2011 dựa trên sáng kiến chung của Tổ chức Plan Canada và Chính phủ Canada, Liên minh châu Âu (EU) và các tổ chức khác.

Ngày Quốc tế Trẻ em gái tập trung sự chú ý vào nhu cầu giải quyết những thách thức mà trẻ em gái phải đối mặt và thúc đẩy trao quyền cho trẻ em gái và việc thực hiện các quyền con người của các em. Trẻ em gái vị thành niên có quyền được hưởng một cuộc sống an toàn, được hưởng nền giáo dục chất lượng.

Nếu được hỗ trợ hiệu quả trong những năm tuổi vị thành niên, trẻ em gái sẽ có tiềm năng thay đổi thế giới trong vai trò những công nhân, doanh nhân, người cố vấn, chủ hộ gia đình, các nhà lãnh đạo chính trị và các bà mẹ của tương lai.

Một khoản đầu tư vào việc hiện thực hóa quyền của trẻ em gái vị thành niên sẽ hứa hẹn một tương lai bình đẳng và thịnh vượng hơn, trong đó một nửa nhân loại là đối tác bình đẳng trong việc giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu, xung đột chính trị, tăng trưởng kinh tế, phòng chống dịch bệnh bền vững toàn cầu.

Ngày Quốc tế trẻ em gái 2020: Tiếng nói của tôi, tương lai bình đẳng của chúng ta - Ảnh 1.

Tiếng nói của trẻ em gái cần được lắng nghe

Mặc dù có nhiều tiến bộ đã đạt được trong 2 thập kỷ qua để đảm bảo mọi trẻ em gái đều có thể lớn lên và phát triển trong tình trạng sức khỏe tốt nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. 12 triệu trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi mỗi năm. 1/5 trẻ em gái trên toàn cầu từng bị bạo lực tình dục.

Ở Đông và Nam Phi, gần 80% trường hợp nhiễm HIV mới ở thanh thiếu niên là ở trẻ em gái. Hiện COVID-19 là một thách thức lớn đối với thanh thiếu niên, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Theo UNICEF, chúng ta cần trao cho những người trẻ tuổi quyền, trách nhiệm và tiếng nói để họ tự hành động để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.

Khi trẻ em gái trên toàn thế giới khẳng định được quyền của mình với tư cách là người thay đổi, Ngày Quốc tế của trẻ em gái 2020 sẽ tập trung vào các yêu cầu để các em được:

- Sống không bị bạo lực trên cơ sở giới, các thực hành có hại và không nhiễm HIV/AIDS

- Học các kỹ năng mới hướng tới tương lai mà các em chọn

- Dẫn đầu như một thế hệ các nhà hoạt động thúc đẩy thay đổi xã hội

Để làm được điều đó, cần chia sẻ câu chuyện của các cô gái vị thành niên truyền cảm hứng hoặc các tổ chức do trẻ em gái lãnh đạo, những người đang phát triển các giải pháp sáng tạo hoặc nỗ lực hàng đầu hướng tới thay đổi xã hội tích cực, bao gồm bình đẳng giới trong cộng đồng và quốc gia của họ.

Hãy tăng khả năng lãnh đạo, hành động và tác động của trẻ em gái để truyền cảm hứng cho những người khác. Ngoài ra, cần tham gia vào hoạt động kích hoạt kỹ thuật số do giới trẻ dẫn đầu vào Ngày Quốc tế của trẻ em gái. Những người trẻ tuổi trên toàn thế giới đang phát triển một chiến dịch hoạt động kỹ thuật số nhằm mục đích nâng cao sự đa dạng trong tiếng nói của trẻ em gái và tầm nhìn của họ về một tương lai được tái hiện.

Năm nay, UNICEF khuyến khích các cô gái và phụ nữ trẻ trên khắp thế giới thể hiện tiếng nói của mình bằng cách tham gia vào chiến dịch #HearMeNow (Lắng nghe tôi bây giờ). Chiến dịch này được thiết kế để cung cấp cho các cô gái không gian để nói lên ý kiến của mình và cung cấp cho các nhà lãnh đạo công cụ để lắng nghe và hỗ trợ trẻ em hành động vì những lý do mà họ quan tâm. Qua đó, khuyến khích và hỗ trợ trẻ em gái và phụ nữ trẻ bắt đầu và dẫn dắt các dự án vận động chính sách.

Nguồn: UNICEF
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VIDEO
Thường trực Ban Bí thư gặp mặt, biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc

Thường trực Ban Bí thư gặp mặt, biểu dương 293 Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc

Sáng 18/10, trong khuôn khổ Chương trình biểu dương Chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở giỏi toàn quốc năm 2023 với chủ đề "Những bông hoa tháng 10", Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban Tổ chức TƯ Đảng Trương Thị Mai đã có cuộc gặp mặt thân mật, động viên, biểu dương các đại biểu tham dự Chương trình.

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi

Hướng tới kỷ niệm 115 năm Ngày sinh cố Phó Chủ tịch Quốc hội, cố Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thập (10/10/1908 - 10/10/2023), Báo PNVN trân trọng giới thiệu Ký sự nhân vật "Nguyễn Thị Thập: Cánh chim không mỏi".

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Xúc động khoảnh khắc Quốc ca Việt Nam vang lên tại đấu trường World Cup nữ 2023

Trong bài phát biểu của mình sau trận đấu gặp Đội tuyển Mỹ, HLV trưởng Mai Đức Chung đã chia sẻ về cảm xúc đặc biệt khi lần đầu tiên Quốc ca Việt Nam được vang lên ở đấu trường World Cup nữ: "Khi Quốc ca Việt Nam vang lên, cảm xúc của tôi dâng trào. Chúng tôi chưa bao giờ được đá World Cup. Nhưng bây giờ, cả thế giới đã được nghe Quốc ca Việt Nam. Đó là niềm vinh hạnh, hãnh diện!".

Đọc thêm