Nghề nguy hiểm: Thu thập hạt giống trên núi cao 5.000m hay hố sâu dưới lòng đất với những rủi ro không ai ngờ

Phan (Theo ThePaper)
10/05/2022 - 19:25
Nghề nguy hiểm: Thu thập hạt giống trên núi cao 5.000m hay hố sâu dưới lòng đất với những rủi ro không ai ngờ
Quá trình thu thập hạt giống đầy rẫy những nguy hiểm chết người không thể biết trước được.

Xuất phát từ Côn Minh (Vân Nam, Trung Quốc), sau 4 ngày đến thành phố Lhasa (Tây Tạng), chủ nhiệm Trung tâm lưu trữ Kho Tài nguyên hạt giống Tây Nam Trung Quốc thuộc sở nghiên cứu thực vật Côn Minh - Thái Kiệt và đội thu thập hạt giống đã không ngừng nghỉ leo lên độ cao hơn 5.000 mét so với mặt nước biển của núi Everest. Càng lên cao, không khí càng loãng, cơ thể con người chịu áp lực rất lớn vì không có đủ dưỡng khí.

Thái Kiệt nói: "Ở điều kiện trên cao, cho dù chỉ là những hoạt động bình thường như ngủ dậy rời giường, nấu bữa sáng… cũng rất mệt mỏi". Đã vậy, họ còn phải chịu đựng cái lạnh, gió rét cắt da cắt thịt.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 1.

Đội thu thập hạt giống mặc áo dày, quần dài, đội mũ trùm, cổ quấn khăn, kín không còn một khe hở. Mỗi thành viên trong đội và nhóm hướng dẫn phải mang theo hành trang nặng hơn 10-20kg. Mỗi bước chân nặng như đeo chì.

Ban ngày, đội thu thập phải leo lên núi cao, tìm kiếm các loại thực vật trong khe đá, còn phải quỳ hoặc nằm xuống quan sát, ghi chép và chụp hình. Tối đến, họ bắt buộc phải tìm kiếm nơi thích hợp để dựng trại và tiếp tục chống chọi với sự khắc nghiệt của vùng núi cao. 

Ở độ cao 5.000m của núi Everest, đoàn người phải tiếp tục cuộc sống lặp đi lặp lại như vậy 4-5 ngày. Thế nhưng không ngờ, đoàn thu thập hạt giống đã lỡ thời gian thu thập lý tưởng, phí công vô ích. Hơn 1 tháng sau, họ phải leo lên núi một lần nữa.

Thu thập hạt giống - nghề nguy hiểm 

Được biết, hoạt động thu thập thực vật xuất hiện từ năm 1495 TCN. Những người thu thập lúc bấy giờ được nữ pharaoh Ai Cập cổ đại Hatshepsut phái đến bán đảo Somali cách đó hàng nghìn km để hái một cây liên hương.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 3.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 4.

Thời bấy giờ, loại cây này được sử dụng nhiều để làm nguyên liệu xông hương. Công việc của "thợ săn thực vật" nổi tiếng thời đại Victoria của Anh là để thỏa mãn thú sưu tập của những người giàu có, hoặc phục vụ cho việc xây dựng đế quốc... sau đó đổi lại phần thưởng khổng lồ.

Ngày nay, những người thu thập hạt giống ở Kho Tây Nam không phải làm nhiệm vụ nguy hiểm như những "thợ săn thực vật" thời xưa. Mục tiêu của họ chính là bảo vệ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và giá trị kinh tế lớn. Nhưng đây vẫn là một nghề cực kỳ nguy hiểm.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 5.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 6.

Mỗi năm, đội thu thập Kho hạt giống Tây Nam đã dành hơn nửa thời gian ở nơi núi cao vắng người. Đường sạt lở bất ngờ, mưa gió bão bùng, cơn rét buốt, rắn độc, lạc đường... Đây là những nguy hiểm mà họ phải đối mặt trong chuyến hành trình thu thập hạt giống.

Thu thập hạt giống ở "hố trời" sâu hàng trăm mét

Cách mặt đất vài trăm mét, "hố trời" Vân Nam cất giấu hạt giống loài thực vật họ Tai Voi có tên khoa học Petrocosmea grandiflora được nhóm sưu tầm Kho Tây Nam thu thập. Loại thực vật này đã biến mất khỏi sự tìm kiếm của con người hơn 120 năm, vì vậy nó trở thành đối tượng cực kỳ quan trọng trong công việc thu thập của nhóm. 

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 7.

"Hố trời" như một hang động ăn sâu xuống lòng đất. Độ sâu và đường kính của "hố trời" có thể lên tới vài trăm mét.

Có rất nhiều "hố trời" ở Vân Nam, nhưng lối vào của hố sâu này thường ẩn trong những khu rừng nguyên sinh ít được biết đến. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tìm được cửa hố, thì làm sao để di chuyển ra vào "hố trời" cũng là một vấn đề nan giải. Với sự hỗ trợ của đội chuyên nghiệp, nhóm thu thập sẽ sử dụng phương pháp thả dây để lần lượt ra vào "hố trời".

Vào tháng 1/2021, Thái Kiệt và nhóm thu thập đã đến một "hố trời" ở Vân Nam để điều tra thời kỳ nở hoa của loài thực vật họ Tai Voi này. Họ ước tính đến tháng 4, hạt của chúng sẽ chín. 

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 8.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 9.

Kết quả là đến tháng 4, hạt vẫn chưa chín, đoàn thu thập chỉ đành ôm thất vọng trở về. Tháng 5, hạt vẫn chưa chín, và nhóm thu thập đã phí công một lần nữa. Mãi đến tháng 6, họ mới thu thập thành công hạt giống của một loài thực vật quý hiếm này.

Quá trình thu thập hạt giống đầy rẫy rủi ro nguy hiểm không thể biết trước được. 

Một lần, Thái Kiệt và đoàn thu thập tìm được một cái cây có gai nhỏ mà họ chưa từng thấy trước đây. Một người đã bị gai nhỏ đâm vào tay khi lấy mẫu về nghiên cứu. 

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 10.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 11.

"Một cơn đau nhói từ mu bàn tay truyền đến tim. Cơn đau này kéo dài dai dẳng". Sau đó, họ mới biết loài cây này là Mán Voi thuộc họ Tầm Ma, gai có độc.

Công việc thu thập hạt giống vô cùng gian khổ và đòi hỏi tính kiên nhẫn cao. Đôi khi, đoàn thu thập phải đợi hơn 10 năm chỉ để có được hạt giống của loài thực vật nguy cơ tuyệt chủng cao.

Kho lưu trữ - "nhà ở" của hạt giống

Trong tự nhiên, nhiều loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đang biến mất với tốc độ cực nhanh. Theo báo cáo của "Hiện trạng thực vật và nấm trên thế giới năm 2020", 39,4% thực vật trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Việc tìm kiếm và lưu trữ thực vật trước khi chúng biến mất là công việc cấp thiết của đoàn thu thập hạt giống. Đôi khi, đội thu thập Kho Tây Nam hái hàng trăm loại hạt giống mỗi ngày, và mỗi hạt có thể chứa hàng trăm hoặc hàng nghìn hạt nhỏ hơn. 

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 12.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 13.

Thái Kiệt cho biết, những hạt giống họ thu thập được gọi là "chất mầm". Chất mầm ở đây chính là những bộ phận trên thực vật có thể phát triển thành cây mới, bao gồm cây con, hạt giống, phấn hoa, củ, rễ...

Thái Kiệt chia sẻ, trong quá trình đưa hạt đã thu thập trở về, họ phải để những hạt giống thông thoáng. Tất cả chất mầm sẽ được vận chuyển chuyên biệt đến Kho Tây Nam ở Côn Minh, Vân Nam.

Nhiều người đã ví Kho Tây Nam như căn "biệt thự" hạng sang chính hiệu. "Kho Tây Nam được xây dựng rất kiên cố với 40 tầng, nhưng chỉ có 4 tầng phía trên mặt đất", Thái Kiệt nói. 

Phần "sang chảnh" nhất của tòa nhà này chính là tầng hầm, cũng là khu vực trung tâm của Kho Tây Nam. 

Kho Tây Nam không chỉ cung cấp miễn phí "phòng khách" với "máy điều hòa" và "phòng ngủ" ở nhiệt độ âm 20°C cho những "cư dân" chất mầm, mà còn cung cấp dịch vụ "khám sức khỏe cuối năm".

Trước khi được xếp vào kho lưu trữ, những "cư dân" này phải làm công tác "kiểm tra toàn thân", bao gồm phân loại thủ công, chụp X-quang, cân "trọng lượng"... Kho Tây Nam có nhiệm vụ giữ mát và khô ráo, để tối đa hóa tuổi thọ của hạt giống.

Thái Kiệt đề cập đến một công thức chung để tính tuổi thọ của hạt giống: Trong điều kiện môi trường ở Côn Minh, sức sống của hầu hết các loại cây, chẳng hạn như ngô, lúa mì, táo... sẽ suy giảm sau một hoặc hai năm. Một số mầm thực vật được mang về kho lưu trữ có thể sống hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm. Sau khi nảy mầm trở lại, những mầm cây này có thể sinh trưởng bình thường.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 14.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 15.

Nghề khoa học: Mạo hiểm trên núi cao hơn 5.000m, xuống hố sâu vài trăm mét chỉ để... tìm hạt giống - Ảnh 16.

Từ thế kỷ 20, Ngân hàng Hạt giống Thiên niên kỷ (MSBP) ở Anh đã khởi động một chương trình bảo tồn thực vật. 

Tính đến năm 2020, hầm lưu trữ của MSBP đã thu thập được 39.681 loài và tổng số 2,4 tỷ hạt giống ở 190 quốc gia và khu vực. Đầu năm 2000, Kho Tây Nam của Trung Quốc được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Khi đó, Thái Kiệt, một sinh viên mới tốt nghiệp, trở thành nhân viên thu thập hạt giống ở Kho Tây Nam. 

Chỉ chục năm sau, số lượng hạt giống của Kho Tây Nam đã tăng vọt. Đến cuối năm 2021, 10.917 loài thực vật với tổng số 87.863 hạt được lưu trữ tại Kho Tài nguyên hạt giống Tây Nam Trung Quốc.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm