pnvnonline@phunuvietnam.vn
Nghiên cứu Đại học Harvard chỉ ra người cô đơn thường có vấn đề trong cách cư xử
Nhiều người thường lầm tưởng giữa cô đơn với việc ở một mình. Trên thực tế, nhiều người thích tận hưởng thời gian một mình, nhưng điều đó chỉ thú vị nếu bạn biết rằng bạn luôn có gia đình và bạn bè để dựa vào. Đối với những người không có mối quan hệ này, thời gian ở một mình không còn là một trải nghiệm tích cực và thú vị nữa, thay vào đó, nó sẽ tạo ra cảm giác cô đơn.
Có nhiều lý do để khiến một người cảm thấy cô đơn. Trong đó có một số nguyên nhân đặc biệt rõ ràng như: Mạng xã hội đã phần nào loại bỏ nhu cầu tương tác trực tiếp, hoặc gần đây nhất là do thời kỳ giãn cách trong đại dịch Covid-19. Ngoài ra, có nhiều người cảm thấy cô đơn vì đơn giản là họ không có thời gian tiếp xúc với người khác, sợ bị từ chối hoặc do bản tính hướng nội.
Để hiểu hơn về sự cô đơn, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard, Đại học Stanford, Đại học Curtin và Đại học Western Australia đã đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2021, nhằm mục đích nghiên cứu mối liên hệ giữa sự cô đơn với cách mà con người điều chỉnh cảm xúc theo thói quen.
Nghiên cứu được thực hiện trên 501 đối tượng với độ tuổi trung bình là 47 tuổi, trong đó có 50% là nam giới và 50% là nữ giới đến từ nhiều vùng khác nhau ở nước Mỹ. Những người tham gia được hướng dẫn để thực hiện nhiều cách điều chỉnh cảm xúc khác nhau, từ đó các nhà nghiên cứu sẽ đo lường mức độ cô đơn và rút ra mối liên hệ giữa chúng.
Cụ thể, người tham gia sẽ trả lời những câu hỏi về cách điều chỉnh cảm xúc trong nhận thức (chẳng hạn như đổ lỗi cho bản thân, đổ lỗi cho người khác, bi quan hóa mọi việc...) và cách điều chỉnh cảm xúc thông qua hành vi (như phân tâm, tránh gặp gỡ người khác...).
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cách mà chúng ta điều chỉnh cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến sự cô đơn. Sự cô đơn gia tăng đáng kể khi chúng ta suy nghĩ quá nhiều về một điều gì đó, đổ lỗi cho bản thân hoặc người khác, tưởng tượng đến hậu quả xấu, kìm nén cảm xúc tiêu cực, có vấn đề trong cư xử, cố tình rút lui khỏi các mối quan hệ và từ chối sự giúp đỡ từ người khác.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người cô đơn nhất ít khi nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, chẳng hạn như xem thất bại là một bài học quan trọng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã cung cấp một số lưu ý cho những người bị cô đơn. Bước đầu tiên chúng ta cần làm là tự nhìn nhận lại bản thân, nếu bạn thường cảm thấy cô đơn, hãy chú ý đến cách bạn cư xử khi có rắc rối xảy ra.
Ví dụ, nếu bạn cãi nhau với một đồng nghiệp, hãy xem lại liệu có phải bản thân đang dành hàng giờ để thất vọng thay vì tích cực tìm kiếm giải pháp hay không. Tiếp đó, hãy nhắc nhở bản thân rằng có những cách lành mạnh hơn để giải quyết vấn đề của bạn, đó có thể đơn giản chỉ là đi uống nước với một người bạn tốt và kể về vấn đề mà bạn mắc phải. Đây chính là sự chia sẻ.
Nhập thông tin của bạn

Tọa đàm "Dịch sởi vẫn có nguy cơ bùng phát - cần sự chung tay của cả cộng đồng"
Tọa đàm do Báo Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TƯ (Bộ Y tế) tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hiểm của căn bệnh này, để chung tay phòng, chống bệnh sởi.

KÝ ỨC HÀO HÙNG VỀ “ĐỘI QUÂN TÓC DÀI” VÀ PHONG TRÀO “BA ĐẢM ĐANG”
Những hồi ức chân thực, đầy xúc động từ các nhân chứng lịch sử - những người phụ nữ kiên trung đã từng tham gia “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” được kể lại, tái hiện một thời kỳ hào hùng, nơi lòng yêu nước đã giúp họ vượt qua hiểm nguy, đối mặt với thử thách và viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc. Những câu chuyện ấy vẫn tiếp tục truyền cảm hứng, khơi dậy niềm tự hào và hun đúc tinh thần trách nhiệm cho thế hệ hôm nay - những người đang tiếp bước, gìn giữ và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Nữ nghệ nhân phục chế dòng lụa quý xưa kia dùng để tiến vua
Dòng lụa Vân tiến vua vốn nổi tiếng, xưa kia chỉ những gia đình quan lại quyền quý mới có đủ điều kiện sở hữu tấm lụa Vân quý giá. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng lụa Vân dần dần mai một và gần như thất truyền. Cảm nhận giá trị và tình yêu với lụa Vân, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm quyết tâm phục chế dòng lụa tiến vua quý báu này.

Gần 5.000 tân binh TPHCM lên đường làm nhiệm vụ
Sáng 13/2, TPHCM long trọng tổ chức Lễ giao nhận quân năm 2025. Trong không khí ngày hội tòng quân tràn ngập niềm vui và xúc động, đông đảo phụ huynh đã đến tiễn con em mình lên đường làm nhiệm vụ với Tổ quốc.