Đặc biệt đối với trẻ em, sức đề kháng còn yếu, hệ tiêu hóa phát triển chưa hoàn chỉnh, nguy cơ ngộ độc càng cao và hậu quả sẽ khó lường hơn so với người lớn. Nhiều bác sĩ cho biết, đầu năm mới là thời điểm mà nguy cơ ngộ độc thực phẩm thường gia tăng cả về số lượng và tính chất nguy hại.
Việc để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu, đặc biệt là thức ăn chín sẽ làm biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hòa tan trong thịt, một số chất gần như mất hết.
Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Hơn nữa, nhiều người khi để thức ăn trong tủ lạnh, nhiều gia đình bảo quản không đúng cách cũng gây hại ngay cả khi chưa “hết hạn sử dụng”.
Bởi vậy, trong trường hợp bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, cần để riêng thức ăn sống, chín, bọc kỹ từng loại. Thức ăn thừa thường sinh ra muối nitrit. Bản thân muối nitrit có chứa độc tố và khi gặp protein trong dạ dày sẽ sinh ra chất nitrosamine, có thể gây ung thư. Có tới 80% lượng muối nitrit mà cơ thể hấp thụ đến từ rau củ.
Những món rau đã qua chế biến nếu để chỗ nhiệt độ cao, trong thời gian dài, hàm lượng muối nitrit sẽ tăng. Cho nên, bất luận là góc độ dinh dưỡng hay an toàn thực phẩm, cô gắng không cho trẻ em ăn món rau thừa. Các loại hải sản như cua, cá, tôm sau khi để qua đêm sẽ làm biến đổi protein từ đó gây hại cho chức năng gan, thận.
Khi lấy thức ăn trong tủ lạnh, nhiều người có thói quen chỉ hâm nóng lại, là nguyên nhân khiến nhiều người bị ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa từ thức ăn lưu trữ trong tủ lạnh. Bởi việc hâm nóng thức khó đảm bảo đủ nhiệt độ tiêu diệt vi trùng nếu không sử dụng nhiệt độ phù hợp với từng loại thức ăn.
Khi thức ăn mới chỉ được hâm nóng, chưa đạt đến nhiệt độ sôi vài phút thì không thể diệt chết được vi khuẩn. Vì vậy, đồ ăn chín trong tủ lạnh khi lấy ra cần phải nấu lại thật sôi để diệt hết vi khuẩn. Các thực phẩm không thể nấu sôi như giò mỡ, thịt đông cần phải bảo quản kỹ càng bằng hộp kín, tránh vi khuẩn xâm nhập.
Để bảo quản tốt đồ ăn thừa một cách an toàn, không làm mất đi chất dinh dưỡng, không gây hại đối với sức khỏe, tốt nhất nên bảo quản trong hộp thủy tinh. Thức ăn thừa phải để nguội trước khi cho vào tủ lạnh, nên dùng màng bọc thực phẩm bọc lại.
Thức ăn thừa nên phân loại, tách riêng bảo quản, tránh vi khuẩn lây nhiễm chéo. Ngoài ra, nên dùng những dụng cụ đựng sạch sẽ để cất trữ trong hộp, túi đựng thực phẩm hoặc kéo màng bọc thực phẩm lên trên bát hoặc đĩa thức ăn. Tốt nhất không nên cho trẻ ăn thức ăn thừa mà hãy “ưu tiên” nấu riêng cho trẻ những món ăn từ thực phẩm nguyên liệu tươi mới.