pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người bị cao huyết áp có nên ăn trứng gà không?
Trứng gà là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được trứng gà và không phải lúc nào trứng gà cũng tốt cho sức khỏe. Vậy người bị cao huyết áp có nên ăn trứng gà không?
1. Bị cao huyết áp có nên ăn trứng gà không?
Rất nhiều ý kiến cho rằng bệnh nhân cao huyết áp không nên ăn trứng, thậm chí là kiêng trứng hoàn toàn vì trong trứng có chứa nhiều chất béo bão hòa không có lợi. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm.
Các nghiên cứu y học gần đây chỉ ra rằng việc ăn trứng không làm tăng huyết áp mà ngược lại, trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe con người.
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn tới việc duy trì huyết áp ổn định. Có những thực phẩm có thể khiến tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng và một số thực phẩm khác lại giúp ổn định huyết áp, cải thiện sức khỏe. Trong đó, trứng là một trong những món ăn tốt cho bệnh nhân cao huyết áp. Vậy cao huyết áp có nên ăn trứng gà không thì câu trả lời là có.
Các bác sĩ cho biết trứng gà có khả năng làm giảm áp lực lên thành mạch, men tiêu hóa trong dạ dày chuyển hóa trứng thành peptide giúp ức chế men chuyển đổi thành ACE. Trong khi đó, ACE là một nhân tố làm tăng huyết áp động mạch. Điều này có nghĩa là tuy trứng có hàm lượng cholesterol nhất định nhưng nó không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hơn nữa, peptide trứng có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng cường khả năng kháng viêm, cung cấp chất chống oxy hóa và ngăn chặn ACE.
Như vậy, những người bị cao huyết áp ăn trứng hoàn toàn tốt cho sức khỏe và không làm xấu đi tình trạng bệnh.
2. Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị cao huyết áp bằng trứng gà
2.1. Bài thuốc trứng giấm
Bài thuốc trứng giấm có tác dụng điều chỉnh bình ổn chứng cao huyết áp. Để biến trứng gà thành bài thuốc chữa cao huyết áp qua bài thuốc trứng giấm, bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau:
- Giấm: 60 gram, lưu ý nên chọn loại giấm ăn nhà nuôi và đã có vị chua.
- Trứng gà: 1 quả, nên chọn trứng gà ta, trứng gà vườn sẽ tốt hơn trứng gà công nghiệp.
Sau khi chuẩn bị hết các nguyên liệu, bạn chỉ cần đập trứng vào bát và cho giấm vào sau đó đánh đều để hòa tan hai thành phần với nhau. Sau đó, để bát vào nồi nước sôi rồi tiến hành hấp cách thủy trong 15 phút.
Bài thuốc này nên dùng trước bữa ăn sáng để có hiệu quả cao nhất.
2.2. Bài thuốc trứng vừng
Đây là bài thuốc phổ biến trong việc điều trị và ổn định chỉ số huyết áp.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau để chế biến bài thuốc này:
- Vừng: 30 gram, đối với vừng cần phải chọn loại được tán mịn.
- Mật ong: 30 gram, lưu ý sử dụng mật ong rừng nguyên chất.
- Giấm ăn: 30 gram.
- Trứng gà: 1 quả trứng gà ta.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành trộn đều tất cả các loại với nhau và hấp cho chín. Sauđó, chia vừng trứng thành 6 phần bằng nhau và sử dụng với liều lượng mỗi ngày 3 phần để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người bệnh cao huyết áp.
2.3. Trứng cải cúc
Bài thuốc trứng cải cúc giúp hỗ trợ cơ thể điều chỉnh cao huyết áp. Ngoài ra, còn giúp hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hoặc chướng bụng khó tiêu,…
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này là:
- Cải cúc: 250 gram.
- Trứng gà: chuẩn bị 3 lòng trắng trứng gà ta.
Sau khi đem cải cúc đi rửa sạch, cắt khúc vừa ăn, bạn chỉ cần dùng cải nấu canh và cho thêm lòng trắng trứng gà vào nồi đến khi chín thì tắt bếp.
3. Một số lưu ý khi ăn trứng gà đối với những người bị cao huyết áp
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi cao huyết áp có nên ăn trứng gà không thì câu trả lời là có, người bị cao huyết áp hoàn toàn có thể ăn trứng gà. Tuy nhiên, có một số lưu ý quan trọng khi ăn trứng gà đối với bệnh nhân cao huyết áp. Cụ thể như sau:
- Không nên ăn quá nhiều trứng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ nên ăn từ 2 đến 3 quả trứng mỗi tuần và mỗi ngày không nên dùng quá 3 quả.
- Tạm ngưng ăn trứng gà khi bị sốt hoặc mới khỏi bệnh.
- Nên ăn trứng đã luộc chín thay vì trứng ốp la
- Ăn trứng gà không có tác dụng điều trị cao huyết áp chỉ giúp cải thiện tình trạng huyết áp ổn định hơn.