pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người bị nấm da kiêng gì? Những lưu ý quan trọng cho người có làn da bị nấm
- 1. Người bị nấm da nên hạn chế tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng gây kích ứng da
- 2. Hạn chế ra ngoài khi thời tiết thay đổi
- 3. Người bị nấm da không nên để stress, căng thẳng
- 4. Hạn chế sử dụng các loại thuốc gây dị ứng
- 5. Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật
- 6. Tránh xa các loại côn trùng gây dị ứng da
- 7. Không chà xát, gãi mạnh vùng da bị nấm
Để điều trị nấm da, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, các bác sĩ da liễu khuyến cáo người bệnh nên kiêng cữ nghiêm ngặt và cẩn thận. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho người bị nấm da.
1. Người bị nấm da nên hạn chế tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng gây kích ứng da
Những bộ quần áo làm từ len, sợi tổng hợp quá dày, cứng hoặc không thấm hút mồ hôi, quá ôm sát cơ thể có thể sẽ khiến các triệu chứng của nấm da nặng thêm. Vì thế, để phòng tránh và điều trị nấm da hiệu quả, người bệnh nên lựa chọn quần áo mềm, thoáng từ cotton, lụa…có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Bên cạnh đó, đeo đồ trang sức mà không biết đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nấm da. Những trang sức làm từ vàng, bạc,... có thể khiến làn da bị nổi mẩn đỏ, ngứa da, nổi mụn nước. Đặc biệt, những người có cơ địa nhạy cảm nên hạn chế sử dụng những loại trang sức này.
2. Hạn chế ra ngoài khi thời tiết thay đổi
Bị nấm da kiêng gì? Người bệnh nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết thay đổi. Bởi vì thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân khiến các triệu chứng nấm da trầm trọng hơn, đặc biệt là những lúc thời tiết hanh khô.
Thời tiết hanh khô dễ làm da bị mất nước và trở nên khô ráp hơn, dễ bong tróc, nứt nẻ. Từ đó, , làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, người bệnh nên tránh xa môi trường khô hanh, nhiều gió hay phòng điều hòa.
Trong trường hợp bất khả kháng, người bệnh nên chăm sóc da hết sức cẩn thận bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước để cấp ẩm cho da.
3. Người bị nấm da không nên để stress, căng thẳng
Một trong những câu trả lời cho câu hỏi "bị nấm da kiêng gì" chính là hạn chế tình trạng stress, căng thẳng. Khi người bệnh stress, căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều các chất gây dị ứng, làm ảnh hưởng đến làn da. Những chất này khiến da bị kích ứng, làm các triệu chứng nấm da bùng phát , đặc biệt là biểu hiện ngứa da và phát ban.
Hơn nữa, stress kéo dài còn tác động trực tiếp lên hệ miễn dịch khiến hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy yếu. Điều này khiến các loại vi khuẩn, virus trên da dễ dàng xâm nhập và làm tăng nặng các triệu chứng viêm da, ngứa da.
4. Hạn chế sử dụng các loại thuốc gây dị ứng
Các bác sĩ khuyến cáo rằng một số thuốc tân dược có chứa các thành phần có khả năng gây các phản ứng dị ứng da, phát ban, ngứa ngáy… Vì vậy, người bị nấm da cần hết sức thận trọng khi sử dụng các loại thuốc tân dược. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để tránh làm tình trạng bệnh của mình nghiêm trọng hơn.
5. Tránh tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật
Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề bị nấm da kiêng gì thì câu trả lời chính là người bệnh nên tránh xa bụi bẩn, phấn hoa hay lông động vật. Vì đây đều là những nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay, dị ứng và làm tăng nặng thêm các triệu chứng của bệnh nấm da.
Khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố này, biểu hiện ngứa da, phát ban, nổi mụn nước… sẽ trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường sống và làm việc sạch sẽ, thoáng mát.
6. Tránh xa các loại côn trùng gây dị ứng da
Người bị nấm da kiêng gì? Chính là người bệnh cần tránh xa các loại côn trùng gây dị ứng da.… Khi bị những côn trùng như kiến ba khoang, bướm ngứa...đốt, người bệnh sẽ bị nổi mụn nước, mẩn đỏ, ngứa da. Nếu không được xử lý kịp thời, da có thể bị viêm nhiễm, sưng đỏ, mưng mủ, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
Nếu chẳng may bị những côn trùng này đốt, người bệnh nên sơ cứu bằng cách rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý, sau đó liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý một cách hiệu quả nhất.
7. Không chà xát, gãi mạnh vùng da bị nấm
TKhi bị nấm da, người bệnh có thể bị ngứa da, đỏ da, sưng và nổi mụn nước và thường có phản xạ gãi để làm giảm cơn ngứa. Tuy nhiên, hành động này không những không có tác dụng giảm ngứa mà còn khiến da bị tổn thương nặng hơn.
Khi người bệnh chà xát, gãi mạnh, các loại vi khuẩn gây nấm da có thể lây lan sang các vùng da xung quanh. Từ đó, hành động tưởng vô hại này lại khiến tình trạng viêm da lan rộng hơn. Đó chính là lý do tại sao các bác sĩ khuyên người mắc các bệnh về da nói chung và bệnh nấm da nói riêng không được gãi mạnh hay chà xát lên vùng da bị bệnh.