pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người bị sốt virus có nên xông hơi?
Sốt siêu vi hay sốt virus là một căn bệnh xảy ra khi virus phát triển và xâm nhập vào cơ thể của người và gây bệnh. Sốt virus thường gặp vào những lúc thời tiết thay đổi, giao mùa, nhất là mùa hè và mùa mưa.
Sốt siêu vi là căn bệnh không nguy hiểm và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu có thể áp dụng các phương pháp dân gian để chăm sóc bệnh nhân hay khi bị sốt virus có nên xông hơi không?
1. Người bị sốt virus có nên xông hơi hay không?
Xông hơi là phương pháp dân gian làm cho cơ thể ra mồ hôi, điều tiết thân nhiệt. Từ lâu, y học cổ truyền đã biết vận dụng hình thức xông hơi để điều trị một số căn bệnh. Việc tăng tiết mồ hôi làm giãn nở mạch máu ngoại biên qua xông có thể phòng trị hiệu quả một số bệnh ngoại thương như cảm phong hàn, hạ sốt.
Ngoài ra, xông hơi cũng có thể điều trị các bệnh nội thương như tiêu thũng, trừ thấp, giải độc, hạ huyết áp. Vậy bị sốt virus có nên xông hơi hay không?
Xông hơi là một phương pháp an toàn và chữa được nhiều bệnh đặc biệt là cảm cúm. Khi xông hơi, nhiệt lượng hơi nước, tinh dầu được hít vào đường hô hấp có tác dụng diệt vi khuẩn, virus chữa bệnh cảm cúm. Nhưng trả lời cho câu hỏi sốt virus có nên xông hơi không thì đáp án là không.
Đáp án tuyệt đối không cho vấn đề sốt virus có nên xông hơi là do khi sốt chắc chắn cơ thể đã mất nhiều nước. Trong lúc bị sốt siêu vi cơ thể thường mệt mỏi, lại do muốn ăn khiến cơ thể vừa thiếu chất dinh dưỡng lại vừa thiếu nước. Do đó, nếu áp dụng xông hơi khiến mồ hôi thoát ra nhiều trong lúc này thì sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước, muối và các khoáng chất khác....
Chính vì vậy, đáp án của vấn đề bị sốt virus có nên xông hơi là tuyệt đối không nên. Người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác để cải thiện bệnh hiệu quả.
2. Sốt virus điều trị như thế nào?
Nếu câu trả lời cho việc sốt virus có nên xông hơi là không, vậy người bệnh nên được chăm sóc và điều trị như thế nào? Bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 1-2 tuần, nhưng vẫn cần tuân thủ một số lưu ý sau đây:
- Uống nhiều nước, ở trẻ còn bú thì phải cho trẻ bú đầy đủ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được bổ sung thêm nước điện giải oresol. Trong 1 gói oserol chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit.
Cách dùng: 1 gói oserol pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày và tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải.
- Thay vì phân vân việc sốt virus có nên xông hơi không, bệnh nhân nên ở trong phòng ấm, mặc đồ đủ thoáng. Chú ý không để gió lùa, không để nhiệt độ phòng quá thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và thường xuyên lau người bằng nước ấm (thường nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 3 – 4 độC ). Tuyệt đối không được dùng đá lạnh để chườm tại nhà và có thể kết hợp dán các miếng cao dán hạ sốt.
- Khi bệnh nhân sốt trên hơn 38,5 độ C nên sử dụng thuốc hạ sốt, thường dùng là paracetamol với liều 10 – 20 mg/kg thể trọng, cách mỗi 4 – 6 tiếng dùng một lần.
- Thời gian này sức đề kháng rất kém, cơ thể mệt mỏi nên rất dễ mắc thêm bệnh. Vì vậy việc vệ sinh là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh tránh được hiện tượng bội nhiễm do nhiễm các loại virus khác. Thay vì suy nghĩ nhiều về việc bị sốt virus có nên xông hơi, bệnh nhân có thể tắm bằng nước ấm, lau khô người sau khi tắm và thay quần áo thật sạch sẽ.
- Tuyệt đối không tự dùng kháng sinh hay tự đi truyền dịch. Đặc biệt không nên uống liên tục thuốc hạ sốt và không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau người.
- Nếu sốt nhiều ngày (trên 5 ngày), hoặc sốt cao trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ hoặc xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám, bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.