Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Anh Dũng
06/08/2020 - 08:52
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?
Đạp xe mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp với nó. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không và nếu có thì cần lưu ý những gì?

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Mặc cho những lợi ích tuyệt vời mà đạp xe mang lại, vẫn có những trường hợp không nên luyện tập để tránh những trường hợp xấu có thể xảy đến.

1. Bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Đạp xe mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp đạp xe sai cách có thể khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm trầm trọng hơn. Điều này là do đạp xe ảnh hưởng khá lớn đến các phần cột sống cổ, cột sống lưng và phần hông. Có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng thoát vị đĩa đệm như đau nhức, teo cơ, mỏi.. nếu đạp xe không đúng kỹ thuật.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ, thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải bỏ hoàn toàn việc đạp xe. Tùy tình trạng của mỗi người mà có nên luyện tập hay không. Theo các chuyên gia về xương khớp, nếu được luyện tập đúng cách, hông và lưng sẽ chịu tác động một cách nhịp nhàng. Từ đó việc đạp xe lại trở thành bài tập giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

Điều quan trọng nhất đối với người bị thoát vị đĩa đệm khi muốn đạp xe là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu. Tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà sẽ có cách chọn xe cũng như thời gian tập phù hợp. Đa phần bệnh nhân đều có thể đi xe đạp một cách nhẹ nhàng.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? - Ảnh 2.

Người bị thoát vị đĩa đệm cần tham khảo ý kiến bác sĩ về cường độ cũng như tần suất đạp xe (Ảnh: Internet)

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề "bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không" là tùy vào thể trạng cũng như lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu đạp xe một cách đúng đắn, những cơn đau khó chịu sẽ thuyên giảm rõ rệt và cột sống sẽ trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn.

2. Những lưu ý khi đạp xe cho người bị thoát vị đĩa đệm

2.1. Lựa chọn xe đạp phù hợp

Lựa chọn một chiếc xe phù hợp với chiều cao và cân nặng của cơ thể còn quan trọng hơn gấp nhiều lần một chiếc xe đắt tiền. Nếu như sử dụng xe không thích hợp có thể làm xương khớp tổn thương trầm trọng hơn và nguy cơ gặp chấn thương sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Điều quan trọng khi lựa chọn một chiếc xe là chiều dài thân xe, độ dài của sải tay với cổ xe thích hợp với cơ thể. Nếu chưa cảm thấy thoải mái cần căn chỉnh lại độ dài và khoảng cách.

2.2. Tư thế đạp xe cho người thoát vị đĩa đệm

Tư thế đạp xe đúng cách vô cùng quan trọng đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Nếu đầu gối chạm vào sườn xe lúc đang di chuyển thì có nghĩa là hông đang bị đẩy quá nhiều về phía trước. Khi đó, hông và lưng sẽ dễ bị tổn thương gây tiến triển bệnh nặng thêm.

Chính vì lý do đó mà người đạp xe cần chú ý không nhấc mông rời khỏi yên xe trong quá trình đạp. Cần giữ lưng thẳng và hông đẩy ra phía sau trong lúc luyện tập.

2.3. Nâng cao phần tay cầm

Theo các chuyên gia, khoảng cách phù hợp nhất với người bị thoát vị đĩa đệm từ chỗ ngồi đến tay cầm là 8 inch do cánh tay là nơi chính lực chính khi đạp xe chứ không phải phần hông hay lưng. Ở khoảng cách này sẽ đảm bảo được xương và đốt sống không chịu quá nhiều áp lực. Hơn nữa, các đĩa đệm cũng sẽ giảm tình trạng chèn ép lên dây thần kinh.

2.4. Sử dụng thêm đai hỗ trợ

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? - Ảnh 3.

Đai lưng là công cụ đắc lực với người bị thoát vị đĩa đệm khi đạp xe (Ảnh: Internet)

Sử dụng đai hỗ trợ khi đạp xe đạp sẽ giúp giảm chèn ép cho cột sống và giảm triệu chứng đau khi thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Đai lưng không chỉ hỗ trợ ổn định cột sống mà còn duy trì dáng đạp xe chuẩn, không cong vẹo.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn đai lưng là cần vừa vặn với cơ thể và trọng lượng vừa phải không quá nặng để tránh làm căng cơ hông.



Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm