Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng thịt tiêu thụ riêng với thịt chỉ nên là 50-60g mỗi ngày cho mỗi người.
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, do Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổng cục Thống kê thực hiện trên 7.600 hộ gia đình, sinh sống ở tất cả các vùng sinh thái trên cả nước, khẩu phần thịt, cá, trứng trong bữa ăn của người dân trong những năm gần đây đã có sự tăng lên đáng kể. Nếu năm 2000, lượng tiêu thụ thịt trung bình mỗi ngày của 1 người chỉ là 51g thì năm 2010 đã tăng lên đến 84g.
Đây là còn số tính trung bình cho người dân cả nước. Lượng thịt tiêu thụ của người sống khu vực miền núi, vùng khó khăn chỉ là 15g/ngày, còn tại thành phố cao hơn gấp nhiều lần. Cụ thể, tại khu vực Hà Nội, trung bình mỗi người dân tiêu thụ 180g thịt mỗi ngày.
Tuy nghiên cứu trên diễn ra từ năm 2010 và đến nay chưa có nghiên cứu mới, nhưng theo đánh giá của PGS.TS Lê Danh Tuyên, lượng thịt mà người dân khu vực thành thị như Hà Nội tiêu thụ sẽ khó giảm, thậm chí còn tăng lên do điều kiện sống, mức sống nói chung của người dân được cải thiện hơn so với trước. Bên cạnh đó, thói quen thích ăn thịt của nhiều người dân chưa được cải thiện.
Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc năm 2010, do Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Tổng cục Thống kê thực hiện trên 7.600 hộ gia đình, sinh sống ở tất cả các vùng sinh thái trên cả nước, khẩu phần thịt, cá, trứng trong bữa ăn của người dân trong những năm gần đây đã có sự tăng lên đáng kể. Nếu năm 2000, lượng tiêu thụ thịt trung bình mỗi ngày của 1 người chỉ là 51g thì năm 2010 đã tăng lên đến 84g.
Đây là còn số tính trung bình cho người dân cả nước. Lượng thịt tiêu thụ của người sống khu vực miền núi, vùng khó khăn chỉ là 15g/ngày, còn tại thành phố cao hơn gấp nhiều lần. Cụ thể, tại khu vực Hà Nội, trung bình mỗi người dân tiêu thụ 180g thịt mỗi ngày.
Tuy nghiên cứu trên diễn ra từ năm 2010 và đến nay chưa có nghiên cứu mới, nhưng theo đánh giá của PGS.TS Lê Danh Tuyên, lượng thịt mà người dân khu vực thành thị như Hà Nội tiêu thụ sẽ khó giảm, thậm chí còn tăng lên do điều kiện sống, mức sống nói chung của người dân được cải thiện hơn so với trước. Bên cạnh đó, thói quen thích ăn thịt của nhiều người dân chưa được cải thiện.
Bữa ăn cân đối khẩu phần thịt và rau tốt cho khỏe |
Thịt là loại thực phẩm chứa protit động vật, có giá trị sinh học cao hơn protit thực vật, có một số vi chất dinh dưỡng cần thiết nhưng ăn nhiều thịt và nhiều lần trong tuần có thể gây nhiều hậu quả xấu với sức khỏe.
Một số nghiên cứu cho thấy, so với thận của người ăn chay, thận của người ăn nhiều thịt sẽ phải làm việc tăng gấp 2-3 lần để bài tiết các hợp chất nitơ (sản phẩm chuyển hóa từ thịt). Khi cơ thể còn trẻ, thận còn khỏe thì có thể thải loại các chất này nhưng khi cao tuổi, thận đã suy yếu thì việc thải các chất này trở thành gánh nặng và hậu quả là thận không thể thải độc hiệu quả, dẫn đến bệnh tật. Dễ thấy nhất, khi thận không đủ khả năng lọc thải hết các chất chứa nitơ độc hại thì creatinin và acid uric tăng cao trong máu. Nồng độ acid uric tăng cao sẽ lắng đọng lại trong các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân gây nên bệnh gout.
Bên cạnh đó, ăn nhiều thịt khiến dư thừa năng lượng dẫn đến béo phì, là yếu tố dẫn đến các bệnh về rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch... Khi ăn nhiều thịt thì nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
PGS.TS Lê Danh Tuyên khuyến cáo, mọi người nên giữ mức ăn thịt và các món ăn chế biến từ thịt khoảng 50-60g mỗi ngày, nên tăng ăn cá và thủy hải sản lên 100-150g, cố gắng tăng lượng rau và quả chín. Rau nên ăn 200-300g mỗi ngày; hạn chế dầu mỡ ở mức 20g. Như thế, chúng ta vẫn giữ được cơ cấu sinh năng lượng ở mức hợp lý và tránh những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.