Người Hà Nội "rút kinh nghiệm" mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ

N.Vân
27/03/2020 - 12:40
Người Hà Nội "rút kinh nghiệm" mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ
Sau thông tin từ 0h ngày 28/3, Hà Nội và một số thành phố lớn sẽ đóng cửa tất cả các cửa hàng không thiết yếu để phòng dịch Covid-19, nhiều người dân tại Thủ đô đã tất bật mua sắm tại các chợ và siêu thị. Tuy nhiên, hầu hết người tiêu dùng chỉ mua đủ hàng hóa sử dụng trong vài ngày, không gom hàng, tích trữ như trước đó.

Khuyến cáo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế yêu cầu ít nhất trong 2 tuần tới người dân nên ở trong nhà, hạn chế tuyệt đối đến những nơi công cộng để phòng sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 đã được người dân hưởng ứng. 

Sau quyết định từ 0h ngày 28/3, tất cả các cửa hàng dịch vụ, kinh doanh các mặt hàng không thiết yếu (trừ kinh doanh lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, rau củ quả, xăng dầu) phải tạm đóng cửa, ngừng kinh doanh, trước mắt đến ngày 5/4 để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch Covid-19, nhiều người dân Hà Nội đã lên kế hoạch mua sắm lương thực, thực phẩm cho cả gia đình ở nhà, hạn chế ra đường trong những ngày tới. 

Sáng ngày 27/3, các khu chợ và siêu thị tại Hà Nội tấp nập, nhiều người đi mua sắm hơn những ngày trước đó. Lượng hàng hóa tiêu thụ cũng nhiều hơn. 

Tuy nhiên, ghi nhận trên thị trường, hàng hóa khá dồi dào, đầy đủ chủng loại thực phẩm tươi, rau xanh, trái cây... để người tiêu dùng mua sắm. 

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 1.

Tại chợ truyền thống, các mặt hàng trái cây dồi dào, mức giá không thay đổi so với những ngày trước đó

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 2.

Rau xanh tại chợ Ngọc Hà, Q.Ba Đình, là mặt hàng được nhiều người mua.

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 3.

Hàng rau xanh tại chợ Ngọc Khánh "tan tác" sau một buổi sáng

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 4.

Người bán hàng liên tục bổ sung rau từ huyện Đông Anh sang. Chị cho biết, nguồn cung rau củ không thiếu, người tiêu dùng không cần phải tích trữ nhiều, rau không ăn hết sẽ hỏng, thối rất lãng phí.

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 5.

Rút kinh nghiêm "tích trữ" thực phẩm từ đầu tháng 3, khi xuất hiện trường hợp bệnh nhân số 17 nhiễm Covid-19 mua hàng vừa đắt, vừa phải cố sử dụng; nhiều người nội trợ thủ đô chỉ mua sắm vừa đủ, trong 2-3 ngày, để hạn chế không ra ngoài thường xuyên

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 6.

Một số mặt hàng đồ khô như gạo, vừng, lạc cũng được mua thêm

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 7.

Chị Thùy Dung (Q.Ba Đình) cho biết: Dù hàng quán đóng cửa nhưng các siêu thị vẫn hoạt động bình thường, nên chị sẽ không mua quá nhiều rau xanh và đồ tươi sống. Mua đủ ăn, đổi bữa thường xuyên cho các thành viên trong gia đình cũng là một cách để tăng sức đề kháng, phòng dịch Covid-19.

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 8.

Hàng hóa cũng liên tục được các nhân viên siêu thị lấp đầy các quầy kệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 9.

Một số mặt hàng thiết yếu như gạo, trứng, trái cây... còn đang được áp dụng chương trình mua 1 tặng 1 để hỗ trợ người tiêu dùng vượt qua dịch bệnh

Người Hà Nội 'rút kinh nghiệm' mua hàng đủ dùng, không gom hàng, tích trữ  - Ảnh 10.

Bình tĩnh, không hoang mang, không thu gom, tích trữ quá nhiều hàng hóa đang dần trở thành thói quen mua sắm của người dân thủ đô, để chung tay đẩy lùi dịch Covid-19.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm