pnvnonline@phunuvietnam.vn
Người phụ nữ đối diện với nguy cơ vỡ động mạch não do đau đỉnh đầu liên tục 6 năm
Đó là trường hợp của chị P. ở Phú Xuyên, Hà Nội, chị bị thường xuyên đau đỉnh đầu trong 6 năm. Khi chụp mạch, các bác sĩ phát hiện động mạch não đã phình to và có kích thước như quả nho, nguy hiểm nhất là động mạch này có nguy cơ vỡ bất kỳ lúc nào.
Chị P. có tiền sử bị thiếu máu não, rối loạn tiền đình nhiều năm nay. Thời gian gần đây, chị P bị đau đầu dữ dội nhất là khi thay đổi thời tiết, các cơn đau tăng dần, thậm chí chị sợ ánh sáng và tiếng người nói to. Những cơn đau tăng nặng nhiều khiến chị phụ thuộc vào thuốc giảm đau gây ra hiện tượng nhờn thuốc và suy giảm trí nhớ.
Đầu năm 2020, Chị P. được bác sĩ thông báo kết quả trong khi chụp CT não cho thấy động mạch não của chị phình to, có thể bị vỡ bất kỳ lúc nào, đồng nghĩa với việc chị sẽ có nguy cơ tử vong. Hiện tại, mạch não đã giãn to bằng quả nho với kích thước 6,4x8,5mm.
1. Chuyên gia phân tích về phình động mạch não
Bác sĩ Bùi Long, Trưởng khoa Can thiệp Tim mạch, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, túi phình nằm ở cuối động mạch cảnh trong trái - vị trí mạch yếu, rất dễ vỡ. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể đặt nút coil hay phẫu thuật kẹp túi phình vì kích thước quá lớn cũng như có nhiều biến chứng về sau. Cho nên phương án tốt nhất là đặt stent chuyển dòng giúp làm giảm bớt áp lực máu vào động mạch. .
Bác sĩ Long cũng cho biết thêm, hiện Hà Nội chỉ có 3 Bệnh viện hiện kỹ thuật này là Bạch Mai, 108 và Hữu Nghị. Đây là kỹ thuật mới, cho hiệu quả tối ưu và an toàn hơn các phương pháp khác nhưng chi phí khá đắt đỏ, riêng chi phí thiết bị đã 220 triệu đồng.
Từ trường hợp của chị T, bác sĩ Long khuyến cáo đối với những bệnh nhân có biểu hiện đau đầu dữ dội trong thời gian dài cần chụp CT não hoặc cộng hưởng từ để kiểm tra vì đau đầu có rất nhiều nguyên nhân và rất khó để chẩn đoán lâm sàng.
Rối loạn tiền đình nhiều năm có thể gây ra tình trạng phình động mạch não, nếu kích thước nhỏ dưới 3mm, không cần can thiệp. Những trường hợp phải can thiệp, tùy kích thước, bác sĩ sẽ đặt các vòng coil hoặc đặt stent chuyển dòng.
Thực tế cho thấy, rối loạn tiền đình với các biểu hiện đau đỉnh đầu, đau đầu khi thay đổi thời tiết, hoa mắt, chóng mặt...có thể gây ra nhiều biến chứng nếu để bệnh kéo dài.
2. Phương pháp hạn chế sự phát triển của rối loạn tiền đình
2.1. Chữa trị rối loạn tiền đình, đau đỉnh đầu theo y học dân gian (Áp dụng cho các trường hợp bị nhẹ)
- Phương pháp ấn huyệt là phương pháp dùng tay ấn vào các huyệt thái dương, huyệt hợp cốc, tam âm giao, thực hiện từ 5-10 phút có thể giúp thư giãn và giảm cơn đau đầu.
- Bạn cũng có thể tự Massage nhẹ nhàng vùng trán, hai bên ổ mắt, đỉnh đầu, sau gáy mỗi ngày 10 - 20 phút là cách giúp cơ thể thư giãn.
- Vào mùa lạnh, bạn có thể ngâm chân bằng nước nóng cũng giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng thẳng, giảm áp lực máu lên động mạch.
2.2. Cách điều trị theo y học hiện đại
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau
- Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Đa phần bệnh nhân sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt giúp rèn luyện bộ não, để bộ não nhận biết, xử lý các tín hiệu từ tiền đình.
- Sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình: Phương pháp này không áp dụng cho mọi trường hợp, tùy thuộc vào mức độ rối loạn tiền đình cấp tính hay mạn tính sẽ có cách dùng thuốc khác nhau
- Phương pháp Phẫu thuật: Phẫu thuật chỉ dành cho các trường hợp không đáp ứng với điều trị phục hồi hoặc dùng thuốc. Nhìn chung đây là phương pháp có nhiều ưu điểm, tuy nhiên chi phí rất cao và việc phục hồi sau phẫu thuật cũng cần một thời gian dài.
Rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày mà nó còn là nguyên nhân gây ra tình trạng phình động mạch não, có thể bị vỡ bất cứ lúc nào. Vỡ động mạch là biến chứng nguy hiểm nhất của tiền đình, có thể lấy đi tính mạng của người bệnh rất nhanh.
Khi phát hiện có dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt là hiện tượng đau đỉnh đầu trong thời gian dài là dấu hiệu rõ nhất của rối loạn tiền đình hoặc thiếu máu não. Người bị rối loạn tiền đình cần tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng tiền đình.
Các thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và axit folic như: cam, trứng, sữa, đậu tương,… cũng giúp hạn chế sự rối loạn, giảm cơn đau đầu và giúp lưu thông máu tốt hơn.
Người có tiền sử bị rối loạn tiền đình, thiếu máu não cần chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện, ưu tiên các bài tập cải thiện chức năng tiền đình, thư giãn cho vùng não và vai gáy. Người bị rối loạn tiền đình cần tránh áp lực và căng thẳng có thể khiến phình động mạch rất nguy hiểm.