Hơn 20 năm công tác tại Viện Thổ nhưỡng nông hóa, chị Nguyễn Thu Hà (SN 1970) không ngừng tìm tòi và sáng tạo. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, quá trình làm việc của chị Hà gắn liền với cây với đất.
“Cái duyên đã đưa tôi đến với ngành nông nghiệp”, chị Hà chia sẻ. Thời gian làm việc ở Viện, có một vấn đề mà chị luôn đau đáu là tình trạng thoái hóa đất và hiện tượng sa mạc hóa ở những khu vực khô cằn hay bán khô cằn đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, làm gia tăng tỉ lệ đói nghèo và xu hướng di cư bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp tới 2/3 diện tích đất nông nghiệp ở những nước nghèo nhất thế giới.
Năm 2009, chị Hà cùng các cộng sự đã bảo vệ đề tài “Nghiên cứu phát triển các giải pháp sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu”. Mục đích của chị là mong muốn cải tạo đất trống, đồi núi trọc ở các vùng khô hạn trên cả nước, đặc biệt là vùng miền Trung. Suốt 4 năm ròng, chị Hà đã đi khắp các vùng khô hạn của đất nước để tìm hiểu hiện trạng đất đai và tìm cách khắc phục.
“Cái duyên đã đưa tôi đến với ngành nông nghiệp”, chị Hà chia sẻ. Thời gian làm việc ở Viện, có một vấn đề mà chị luôn đau đáu là tình trạng thoái hóa đất và hiện tượng sa mạc hóa ở những khu vực khô cằn hay bán khô cằn đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, làm gia tăng tỉ lệ đói nghèo và xu hướng di cư bắt buộc, ảnh hưởng trực tiếp tới 2/3 diện tích đất nông nghiệp ở những nước nghèo nhất thế giới.
Năm 2009, chị Hà cùng các cộng sự đã bảo vệ đề tài “Nghiên cứu phát triển các giải pháp sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu”. Mục đích của chị là mong muốn cải tạo đất trống, đồi núi trọc ở các vùng khô hạn trên cả nước, đặc biệt là vùng miền Trung. Suốt 4 năm ròng, chị Hà đã đi khắp các vùng khô hạn của đất nước để tìm hiểu hiện trạng đất đai và tìm cách khắc phục.
Chị Hà luôn tận tình với công tác xã hội
Hết đi thực tế, rồi miệt mài bên phòng thí nghiệm, đến năm 2012, chị Hà đã tuyển chọn được 3 tổ hợp vi sinh vật thích hợp cho 3 vùng đất bạc màu. Tiếp đó là quy trình kỹ thuật và sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất bạc màu. Theo chị Hà, chế phẩm này chứa các chủng vi sinh vật vừa có khả năng cung cấp dinh dưỡng vừa có khả năng sinh chất giữ ẩm... Chế phẩm này được các chuyên gia về nông nghiệp đánh giá cao.
Từ những thành công ban đầu, chị Hà và các công sự đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và giao thực hiện dự án tiếp theo của đề tài Hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật sử dụng trong cải tạo đất cát biển. Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất được sản xuất theo quy trình đơn giản, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước. Hiện nay, quy trình này đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định.
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất đã được sử dụng tại nhiều địa phương trong cả nước như Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam... “Hiện nay việc triển khai, áp dụng phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh trong thực tế sản xuất là rất cần thiết, vì nó mang tính hiệu quả lâu dài. Nhà nước cũng nên có những chính sách bắt buộc người dân sử dụng phân vi sinh để đảm bảo phát triển bền vững”, chị Hà cho biết.
Với vai trò là Trưởng bộ môn kiêm Phó Trưởng ban Nữ công của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, nơi có 17/22 thành viên là nữ, chị Hà luôn tận tình với công tác xã hội.
Chị cùng Ban nữ công và công đoàn luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các chị em trong Bộ môn nói riêng và Viện nói chung tích cực tham gia các hoạt động của Hội Nữ trí thức Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam, tổ chức cho chị em đi dã ngoại hoặc nghe nói chuyện, tọa đàm với các chủ đề liên quan đến nữ giới nhân dịp 8/3, 20/10.
Chị cùng Ban nữ công và công đoàn luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các chị em trong Bộ môn nói riêng và Viện nói chung tích cực tham gia các hoạt động của Hội Nữ trí thức Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam, tổ chức cho chị em đi dã ngoại hoặc nghe nói chuyện, tọa đàm với các chủ đề liên quan đến nữ giới nhân dịp 8/3, 20/10.