1- Đối thoại 1:
- Mẹ: Con, mặc thêm cái áo khoác này vào.
- Con: Con thấy vướng víu, không cần đâu mẹ.
- Mẹ: Mày có mặc vào không thì bảo, muốn ăn đòn à?
Ở đây người mẹ đã dùng ngụy biện dụng bạo lực, thay vì giải thích cho con cái hiểu rõ điều cần thiết cho mặc áo lạnh, thì lại ép buộc, đe dọa con cái làm theo lời mình.
Ví dụ một cách đối đáp tốt hơn - trời đang lạnh, không mặc là bệnh cảm như hôm bữa đó con.
- Mẹ: Con, mặc thêm cái áo khoác này vào.
- Con: Con thấy vướng víu, không cần đâu mẹ.
- Mẹ: Mày có mặc vào không thì bảo, muốn ăn đòn à?
Ở đây người mẹ đã dùng ngụy biện dụng bạo lực, thay vì giải thích cho con cái hiểu rõ điều cần thiết cho mặc áo lạnh, thì lại ép buộc, đe dọa con cái làm theo lời mình.
Ví dụ một cách đối đáp tốt hơn - trời đang lạnh, không mặc là bệnh cảm như hôm bữa đó con.
2- Đối thoại 2:
- Con: Mẹ, con thấy cuốn phim này dở quá.
- Mẹ: Con nít, biết gì mà nói.
Ở đây người mẹ đã dùng ngụy biện lạm dụng tác phong - một biến thể của ngụy biện tấn công cá nhân. Cụ thể thay vì dùng lý lẽ đàng hoàng để trao đổi với con, người mẹ lại ỷ vào vai vế người lớn, chê bai tuổi nhỏ của con đề hạ thấp lời con nói.
Ví dụ một cách đối thoại tốt hơn: phim không hay ở chỗ nào, vì sao con?
3- Đối thoại 3:
- Mẹ: con không ăn cơm, là chú công an tới bắt con á
Vẫn là ngụy biện dụng bạo lực (appeal to force) mà người mẹ dùng với con của mình. Lưu ý ngoài việc ngụy biện trong đoạn đối thoại trên, đây có thể xem là một lỗi lớn trong giáo dục con của ba mẹ Việt: đút con ăn từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra việc tạo cho trẻ một nỗi sợ hãi vô lý ai đó trong người từ nhỏ là một điều sai lầm và tuyệt đối nên tránh.
- Mẹ: con không ăn cơm, là chú công an tới bắt con á
Vẫn là ngụy biện dụng bạo lực (appeal to force) mà người mẹ dùng với con của mình. Lưu ý ngoài việc ngụy biện trong đoạn đối thoại trên, đây có thể xem là một lỗi lớn trong giáo dục con của ba mẹ Việt: đút con ăn từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra việc tạo cho trẻ một nỗi sợ hãi vô lý ai đó trong người từ nhỏ là một điều sai lầm và tuyệt đối nên tránh.
Ba đoạn đối thoại trên là ví dụ cho thấy một điều: trong trao đổi, tranh luận ở gia đình Việt Nam thường rất hay dùng ngụy biện, áp đặt phi logic từ người lớn (ba mẹ) đến trẻ em. Ngụy biện dụng bạo lực (làm con sợ) và tấn công cá nhân (hạ thấp giá trị con, coi con là con nít trẻ ranh, không tôn trọng ý kiến con cái) là hai ngụy biện hay dùng trong gia đình Việt. Chúng thể hiện sự bất lực, sự đuối lý và cả sự thiếu thời gian, lười nhác trong suy nghĩ của bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
Một khi sự áp đặt, sự phi logic, sự ngụy biện được đặt lên trong cách giao tiếp, giáo dục con cái ở một thời gian đủ dài, nó tạo nên một lối mòn sai lầm, có khuynh hướng bạo lực trong tư duy con cái. Con cái sẽ nghĩ rằng, à, dùng bạo lực ép buộc người khác theo ý mình, là một điều hiển nhiên (tư duy của ngụy biện dụng bạo lực), hay tấn công, sỉ nhục hạ thấp người khác là một cách hay để họ ngậm miệng, không cãi lại mình (tư duy ngụy biện tấn công cá nhân - ad hominem). Từ đó, thói quen ngụy biện trên trở thành cố tật, lỗi tư duy và truyền từ đời này sang đời khác của hầu hết gia đình Việt.
Ở đây chỉ xét đến các gia đình bình thường, phổ dụng, trong đó ba mẹ vẫn yêu thương, chăm sóc con cái khá tốt, chưa bàn tới các gia đình mà ba mẹ bạo hành con cái, chồng bạo hành vợ, lừa gạt, độc ác với người ngoài. Những gia đình như vậy thì hình ảnh ấy của ba mẹ sẽ còn tác động đến tâm lý, tư duy trẻ nhỏ nhiều hơn nữa, đáng lo hơn nữa.
Hiểu ngụy biện, phát hiện lỗi ngụy biện cho chính mình, và từ đó cải thiện và tiêu trừ nó dần dần là điều mà các bậc cha mẹ, người lớn ở Việt Nam nên làm. Chúng ta phải hướng đến các trao đổi mang tính logic, kích thích tư duy, sự tò mò và sự diễn giả của trẻ nhỏ nhiều hơn. Chúng ta phải tôn trọng ý kiến trẻ nhỏ nhiều hơn, và tốt hơn hết là xem trẻ em như bạn. Thay vì dành cho bạn bè, bù khú nơi quán nhậu, quán cafe, chúng ta phải chấp nhận bỏ nhiều thời gian hơn, để tâm tình, trò chuyện, kể chuyện, làm bạn với con cái. Từng lời đối đáp với con cái, phải là sự suy nghĩ và chọn lọc dựa trên sự tôn trọng và kích thích suy nghĩ, tìm tòi và yêu thích của con cái.
Kết lại, bài viết này có vài điều muốn nói:
Thứ nhất, rất đáng lo là ở gia đình Việt Nam luôn có các đối thoại ngụy biện, trong đó hai ngụy biện hay dùng nhất, là ngụy biện dụng bạo lực (ad baculum) và ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem). Lỗi này hoàn toàn thuộc về các bậc phụ huynh và mỗi người cha, người mẹ cần nhận dạng, tiêu trừ nó từ các thói quen đang có trong chính bản thân mình.
Thứ nhất, rất đáng lo là ở gia đình Việt Nam luôn có các đối thoại ngụy biện, trong đó hai ngụy biện hay dùng nhất, là ngụy biện dụng bạo lực (ad baculum) và ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem). Lỗi này hoàn toàn thuộc về các bậc phụ huynh và mỗi người cha, người mẹ cần nhận dạng, tiêu trừ nó từ các thói quen đang có trong chính bản thân mình.
Thứ hai, status muốn gửi thông điệp cho các bậc cha mẹ ba nguyên tắc, đó là:
- Nguyên tắc 1: Rất hạn chế và đi đến không ngụy biện (như trên) với con cái
- Nguyên tắc 2: Tôn trọng con cái và làm bạn con cái.
- Nguyên tắc 3: Dành thời gian trong đối đáp, trò chuyện cho con cái cẩn thận trong từng câu chữ, từng đối thoại.
Bạn làm được không?
- Nguyên tắc 1: Rất hạn chế và đi đến không ngụy biện (như trên) với con cái
- Nguyên tắc 2: Tôn trọng con cái và làm bạn con cái.
- Nguyên tắc 3: Dành thời gian trong đối đáp, trò chuyện cho con cái cẩn thận trong từng câu chữ, từng đối thoại.
Bạn làm được không?