Nhân ngày Valentine, cùng tìm hiểu tâm lý sợ cô đơn khi về già

PV
14/02/2022 - 08:00
Tuổi già thường đi liền với nhiều thay đổi về lối sống, công việc và các mối quan hệ. Người lớn tuổi vì thế dễ cảm thấy cô đơn và lạc lõng, đặc biệt sau khi về hưu.
Cô đơn - nỗi lo sợ ngày càng lớn ở người cao tuổi

Bước sang tuổi xế chiều, chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về thể xác lẫn tinh thần hơn. Đặc biệt, việc chứng kiến sự mất mát của người thân, bạn bè khiến không ít người lớn tuổi càng thêm lo lắng cảnh sống lủi thủi một mình, không có ai chuyện trò. Tâm lý đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn trở thành mối nguy cho nhiều bệnh tật của tuổi già.

Chìa khóa lớn nhất để giải quyết tình trạng này chính là nằm ở sự quan tâm, chăm sóc của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, mỗi thế hệ lại là một trải nghiệm khác nhau nên việc xuất hiện khoảng cách giữa người già và lớp trẻ là tất yếu. Người lớn tuổi thường hoài niệm về quá khứ, về những năm tháng tươi đẹp tuổi trẻ. Sống trong hiện tại nhưng họ lại thích được kể chuyện và quay trở lại một thời đã qua. Điều này vô tình khiến con cháu nghĩ rằng ông bà, bố mẹ mình cổ hủ, lạc hậu.

Nhân ngày Valentine, cùng tìm hiểu tâm lý sợ cô đơn khi về già - Ảnh 1.

Người lớn tuổi thường hoài niệm về quá khứ

Cô đơn và những hậu quả nghiêm trọng

Khi khoảng cách thế hệ lớn dần, người cao tuổi dễ cảm thấy lạc lõng ngay trong chính ngôi nhà, giữa những người thân của mình. Càng cô đơn, họ càng có xu hướng ít tiếp xúc, thu mình lại trong thế giới riêng. Mặt khác, vì không muốn mình trở thành gánh nặng cho con cháu nên họ cũng ngại nói ra tâm tư, tình cảm của bản thân.

Tình trạng cô đơn kéo dài có thể khiến hệ thần kinh tăng tiết quá nhiều hormone căng thẳng cortisol, gây suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn thần kinh và làm suy giảm trí nhớ. Không chỉ vậy, cô đơn không được điều trị có thể dẫn đến việc bị trầm cảm và thậm chí là ý định tự sát.

Nhân ngày Valentine, cùng tìm hiểu tâm lý sợ cô đơn khi về già - Ảnh 2.

Chìa khóa nằm ở sự quan tâm, chăm sóc của thế hệ trẻ

Làm thế nào để người già bước qua tâm lý sợ cô đơn?

Trao yêu thương và thu hẹp khoảng cách thế hệ

Khi cô đơn có thể trở thành một chứng bệnh nguy hiểm ở người lớn tuổi, chúng ta - thế hệ con cháu không nên xem nhẹ mà hãy học cách quan tâm và yêu thương đúng mực. Tâm lý người già thường phức tạp nhưng trước hết, hãy dành thời gian lắng nghe và trò chuyện, hay đơn giản là thường xuyên hỏi han qua điện thoại cũng đủ khiến ông bà, bố mẹ cảm thấy ấm lòng. Thỉnh thoảng, hãy kiên nhẫn chỉ ông cách dùng máy tính, hướng dẫn mẹ đăng ảnh trên mạng xã hội hoặc cùng bố đi thể dục ngoài công viên. Chân thành trao đi để người lớn cảm nhận được sự yêu thương của con cháu.

Tự tìm kiếm niềm vui mới

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại, người già có thể chủ động xóa tan nỗi cô đơn nhờ việc tiếp cận tới thêm những điều mới. Thông qua Internet, nhiều người đã tìm thấy thú vui riêng và được gặp gỡ, giao lưu với các hội nhóm để kết bạn và chia sẻ kinh nghiệm sống vui, sống khỏe. Có thể kể đến tuoigia.vn, một trang cộng đồng mang đến những câu chuyện "ngược thời gian" giúp người già sống lại ký ức về năm tháng xưa. Bên cạnh đó, trang còn cung cấp thông tin sống vui khỏe để người già biết yêu thương và chăm sóc cơ thể mình. Đặc biệt, không chỉ dành cho thế hệ lớn tuổi, tuoigia.vn còn là nơi kết nối giúp người trẻ hiểu thêm về tâm tư của ông bà, bố mẹ để từ đó, học cách quan tâm và gắn kết bền chặt hơn.

Được phát triển bởi đội ngũ KAS Care, tuoigia.vn tập trung vào sự sẻ chia và thấu hiểu giữa Người chăm sóc và Người nhận chăm sóc, đồng thời phát triển các hoạt động cộng đồng hướng đến thành viên từ 50 tuổi trở lên. Thông tin chia sẻ là những câu chuyện và gợi ý nhằm nâng cao đời sống sức khỏe và tinh thần của người trung và cao niên. Truy cập tuoigia.vn để cùng khám phá các chuyên mục dành cho cộng đồng sau tuổi 50 bạn nhé!
Nguồn: tuoigia.vn
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm