Đi biển, nghề sóng gió tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông sức dài vai rộng. Song, ở các làng chài ven biển của thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), có những phụ nữ hàng chục năm bám biển cùng chồng.
Đã gần 40 năm theo chồng vượt sóng mưu sinh nhưng bà Hoàng Thị Thương (57 tuổi, ở phường Hải Đình, TP Đồng Hới) vẫn không quên cái ngày đầu tiên ra khơi. “Trước khi lấy chồng, tôi không đi biển. Lấy chồng được một năm, sinh con đầu lòng xong thì nhà neo người quá. Tôi đánh liều đi biển cùng chồng. Kể cũng lạ, dù chưa đi biển lần nào nhưng tôi xuống thuyền lại không say sóng. Chuyến đi biển đầu tiên mất 2 đêm 1 ngày.
Tôi đi về êm ru. Đến khi lên bờ thì người cứ nhấp nhô cùng sóng. Đứng trên mặt đất mà đầu của tôi cứ lâng lâng. Cảm giác đó kéo dài đến mấy chuyến đu sau, lâu dần rồi cũng thành quen”, bà Thương chia sẻ.
Đã gần 40 năm theo chồng vượt sóng mưu sinh nhưng bà Hoàng Thị Thương (57 tuổi, ở phường Hải Đình, TP Đồng Hới) vẫn không quên cái ngày đầu tiên ra khơi. “Trước khi lấy chồng, tôi không đi biển. Lấy chồng được một năm, sinh con đầu lòng xong thì nhà neo người quá. Tôi đánh liều đi biển cùng chồng. Kể cũng lạ, dù chưa đi biển lần nào nhưng tôi xuống thuyền lại không say sóng. Chuyến đi biển đầu tiên mất 2 đêm 1 ngày.
Tôi đi về êm ru. Đến khi lên bờ thì người cứ nhấp nhô cùng sóng. Đứng trên mặt đất mà đầu của tôi cứ lâng lâng. Cảm giác đó kéo dài đến mấy chuyến đu sau, lâu dần rồi cũng thành quen”, bà Thương chia sẻ.
Bà Hoàng Thị Thương chuẩn bị ngư cụ ra khơi
Lấy chồng có 4 mặt con nhưng kỷ niệm về lần sinh con thứ 3 với bà Thương vẫn đáng nhớ nhất.
“Tôi còn nhớ ngày 26/5/1991, khi đang đánh cá cách bờ 20 hải lý thì tôi trở dạ. Chồng tôi sợ quá, kéo cá lên boong rồi đỡ tôi ngồi xuống. Tôi nói ông rải cho tôi tấm bạt, định bụng nếu sinh là tôi sinh con ở trên tàu. Khi đó là 2 giờ chiều, chồng tôi cho máy chạy hết công suất.
Khi tàu vừa vô cửa biển Nhật Lệ, tôi đau bụng nhiều quá. Ông vội cho tàu tấp vô trạm biên phòng Nhật Lệ, đưa tôi lên bờ. Tôi sinh con bé vào lúc 5 giờ chiều. Ơn trời, con bé mạnh khỏe, nặng 3,5 ký, trắng trẻo. Chồng tôi khi đó mới hết run”, bà Thương nhớ lại.
Khi tàu vừa vô cửa biển Nhật Lệ, tôi đau bụng nhiều quá. Ông vội cho tàu tấp vô trạm biên phòng Nhật Lệ, đưa tôi lên bờ. Tôi sinh con bé vào lúc 5 giờ chiều. Ơn trời, con bé mạnh khỏe, nặng 3,5 ký, trắng trẻo. Chồng tôi khi đó mới hết run”, bà Thương nhớ lại.
Mấy hôm nay biển động, chiếc thuyền câu của vợ chồng ông Nguyễn Văn Sả và bà Hoàng Thị Lé ở xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới) không ra khơi. Tranh thủ vá lại chiếc lưới đã qua 2 mùa biển, đôi tay bà Lé thoăn thoắt lướt trên mành lưới nhỏ. Bà cho biết: “Tôi cũng làm những công việc như bao người đi biển khác, quăng lưới, bủa lưới đánh cá, câu mực, câu tôm”.
Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn, hoạt bát của bà, ít ai ngờ bà đã ngoài 60 tuổi, gần 50 năm gắn bó với biển. “Tôi sinh ra trong một gia đình làm nghề đi biển. Năm lên 15 tuổi, tôi đã theo cha ra biển thả lưới, đánh cá. Lập gia đình rồi ra ở riêng, cuộc sống của vợ chồng tôi cũng bắt đầu từ những chuyến đi biển. Mà đàn bà đi biển thì cực lắm”, bà Lé cho biết.
Bình thường, bà Lé cùng chồng dậy từ 3 giờ sáng. Vợ chồng bà đánh thuyền ra biển Nhật Lệ, cách bờ khoảng 10-15 hải lý cũng là lúc mặt trời vừa lên. “Mỗi ngày tôi cùng chồng thả 5 tấm lưới, mỗi tấm dài gần 1km. Lưới thả xong cũng là lúc mặt trời đứng bóng. Trên đầu thì nắng đổ lửa, mà dưới chân thì nước biển mặn chát. Chưa kể những ngày sóng lớn, những cơn nhào giật liên tục như muốn hất tung mình ra khỏi thuyền”, bà Lé kể.
Bình thường, bà Lé cùng chồng dậy từ 3 giờ sáng. Vợ chồng bà đánh thuyền ra biển Nhật Lệ, cách bờ khoảng 10-15 hải lý cũng là lúc mặt trời vừa lên. “Mỗi ngày tôi cùng chồng thả 5 tấm lưới, mỗi tấm dài gần 1km. Lưới thả xong cũng là lúc mặt trời đứng bóng. Trên đầu thì nắng đổ lửa, mà dưới chân thì nước biển mặn chát. Chưa kể những ngày sóng lớn, những cơn nhào giật liên tục như muốn hất tung mình ra khỏi thuyền”, bà Lé kể.
Dù đã 60 tuổi nhưng bà Hoàng Thị Lé vẫn theo chồng đi biển
Đến trưa, ông bà thu lưới, phân loại cá ngay trên thuyền. Bà khéo léo gỡ cá rồi cho cá vào lồng để cá vẫn còn sống khi vào bờ. Về đến chợ Đồng Hới khoảng 3-4 giờ chiều, bà mang những món quà của biển về bờ, bán cho người dân thành phố. Vợ chồng bà trở về nhà cũng là lúc phố đã lên đèn. Một năm có 365 ngày thì có đến 300 ngày bà lênh đênh trên biển cả. Số tiền kiếm được trong một ngày làm việc 18 tiếng cũng đủ để bà lo cho 3 đứa con ăn học. Bà còn tiết kiệm, cất nhà cho mỗi đứa.
Ở làng biển Bảo Ninh, nhiều mẹ bây giờ đã già, không còn đi tàu lớn ra xa bờ nhưng nỗi nhớ biển vẫn không nguôi.
Bà Nguyễn Thị Tần (61 tuổi, ở làng Sa Động, xã Bảo Ninh) chiều chiều vẫn ra bến thuyền ngắm những tàu lớn vừa trở về từ biển. Bà kể: “Ngày trước, khi còn thanh niên, tôi cùng với mấy chị em trong làng đi tàu của hợp tác xã, chở gạo từ sông Gianh về Nhật Lệ. Rồi cùng các thuyền viên khác dong buồm ra khơi, đánh bắt được nhiều hải sản. Gần chục năm nay, tôi không đi được tàu lớn mà cùng chồng thả lưới cách bờ 5-10 hải lý. Nhiều lúc thấy nhớ biển, nhớ những chuyến ra khơi.”