Những câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản

QN
03/03/2020 - 14:43
Những câu hỏi thường gặp khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản
Xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản có ý nghĩa rất quan trọng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, đánh giá tổn thương. Tuy nhiên phần đông người bệnh vẫn chưa có sự hiểu biết cụ thể về các phương pháp xét nghiệm.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Để phát hiện và chẩn đoán bệnh sớm người ta có thể dựa trên nhiều yếu tố như triệu chứng lâm sàng của người bệnh, điều trị thử với các thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản hay làm các xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản,...

Trong đó, các xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản có ý nghĩa hết sức quan trong trong chẩn đoán xác định bệnh, đánh giá tình trạng tổn thương sức khỏe, tìm nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, việc thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản là hết sức cần thiết. Tuy nhiên hầu hết chúng ta lại chưa thực sự hiểu hết về những xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản.

Một số câu hỏi thường gặp về xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản:

1. Có những xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản nào?

Để chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản người ta có thể sử dụng rất nhiều phương pháp xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị nhất là một số phương pháp sau:

- Nội soi: Đưa ống mềm có gắn camera vào đường tiêu hóa trên thông qua miệng, quan sát các tổn thương (có thể có) do bệnh gây nên ở thực quản, đôi khi có phối hợp sinh thiết để làm giải phẫu bệnh đánh giá tổn thương mô học.

  • Tham khảo thêm

    Một số điều cần biết về phẫu thuật nội soi ung thư thực quản

- Đo pH thực quản 24h: Ghi nhận sự biến động độ pH tại thực quản trong khoảng thời gian 24h liên tục nhằm đánh giá tính chất cơn trào ngược về thời điểm, sự kéo dài và mức độ acid trong dịch trào ngược,...

- Chụp X-quang có cản quang: Quan sát hình ảnh tổn thương tại dạ dày- thực quản gián tiếp thông qua các ổ đọng thuốc cản quang trên phim X-quang.

- Do áp lực thực quản: Theo dõi và đánh giá sự co thắt, vận động các cơ thực quản.

2. Cần chuẩn bị những gì trước khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản?

Sự chính xác của kết quả xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như quy trình thực hiện, phương tiện và trang thiết bị, chuẩn bị bệnh nhân,... Trong đó chuẩn bị bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm là khâu đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đối với sự an toàn khi làm xét nghiệm và sự chính xác của kết quả.

Trước khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

- Người bệnh ngưng sử dụng các thuốc kháng acid trong vòng ít nhất trước 24h làm xét nghiệm.

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản ít nhất 24h.

- Không sử dụng thức ăn trước khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản từ 8-12h.

- Thông báo cho bác sĩ biết về các bệnh tật bản thân đang mắc, các loại thuốc đang sử dụng và các thiết bị hỗ trợ (máy tạo nhịp,...) nếu có.

- Làm theo hướng dẫn của bác sĩ về sử dụng một số loại thuốc cần thiết trước khi làm xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản.

3. Xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Nhìn chung, các xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản có mức độ an toàn tốt khi thực hiện để chẩn đoán bệnh, đánh giá tổn thương và tìm nguyên nhân. Sau khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân có thể được về ngay mà không cần ở lại viện để theo dõi.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm xét nghiệm, người bệnh cũng cần khai báo tốt các tiền sử của bản thân như bệnh tim mạch, bệnh thận, có hay không sử dụng các thiết bị hỗ trợ, tiền sử dị ứng thuốc cản quan,... Những thông tin này là cần thiết để bác sĩ có thể điều chỉnh phương án xét nghiệm đánh giá bệnh cho phù hợp với bệnh nhân cụ thể.

Trên đây là giải đáp sơ lược về một số câu hỏi thường gặp của người bệnh khi phải làm các xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản. Tốt nhất bệnh nhân chỉ nên làm xét nghiệm tại các cơ sở y tế có chuyên môn và uy tín để đảm bảo sự chính xác của kết quả và an toàn khi làm xét nghiệm.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm