Những dấu hiệu cảnh báo chứng trầm cảm ở trẻ

25/12/2017 - 15:25
Nghiên cứu của các chuyên gia Anh tại Đại học Cardiff cho thấy, dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên có thể không phải sự buồn bã mà là hành vi lo lắng hay sự tức giận.
tram-cam2.jpg

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những đứa trẻ mắc chứng trầm cảm thường có những triệu chứng như lo lắng, bực bội, giận dữ. Đây là những dấu hiệu quan trọng, giúp phụ huynh, thầy cô và bác sỹ có thể sớm nhận ra chứng trầm cảm ngay từ khi mới chớm. Trầm cảm là nguyên nhân chính của việc tự tử, gây ra phần lớn các trường hợp tử vong được ghi nhận ở độ tuổi thanh thiếu niên.

“Chứng rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những tổn thương suốt đời. Tỷ lệ này tăng lên đáng kể trong giai đoạn giữa tuổi vị thành niên”, Frances Rice và các đồng nghiệp ở Đại học Cardiff ở Anh đã viết.

“Ngay cả khi trầm cảm phát tác ở tuổi trưởng thành, nhiều nguyên nhân sâu xa đã nhen nhóm từ thuở ấu thơ, như vậy chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm nguyên nhân trầm cảm”. Họ cũng thêm vào trong báo cáo gửi Hiệp hội Tâm thần JAMA, trực thuộc Hiệp hội Y hoa Hoa Kỳ: “Nguyên nhân chính phổ biến nhất của chứng rối loạn trầm cảm chính là việc bố mẹ mắc chứng trầm cảm”.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Cardiff đã khảo sát 337 gia đình có một phụ huynh (thường là người mẹ) bị trầm cảm nặng. Trầm cảm có thể di truyền, do đó trẻ em ở các gia đình này có nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Rất khó để nghiên cứu về trầm cảm trong gia đình. Chính chứng trầm cảm rối loạn khiến cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu gặp nhiều rào cản. Các điều kiện gây ra chứng trầm cảm - như thất nghiệp, sự bấp bênh, bất ổn - khiến cho việc theo dõi các gia đình này càng khó khăn hơn.

tram-cam.jpg

Nhóm đã tiến hành theo dõi các gia đình trong 4 năm, thường xuyên phỏng vấn cha mẹ và con cái. Trong 4 năm này, khoảng 20 đứa trẻ đã mắc chứng trầm cảm, với độ tuổi trung bình là 14.

Nhóm đã sử dụng các định nghĩa chuẩn về trầm cảm, yêu cầu cha mẹ có ít nhất 5 triệu chứng, bao gồm cảm xúc tiêu cực, khó chịu và không có hứng thú với các hoạt động bình thường.

Các nhà nghiên cứu viết: “Sự dễ tổn thương, sự sợ hãi và lo lắng là những tiền đề độc lập vô cùng quan trọng của chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ vị thành niên, trừ hành vi phá hoại và cảm xúc tiêu cực. Cả sự khó chịu lẫn sợ hãi, lo lắng cũng là những dấu hiệu nhận biết khá rõ ràng”.

Sự khó chịu được đánh giá bằng cách hỏi xem liệu trẻ có bị xúc động hay dễ bị làm phiền không, có hay tức giận hoặc nổi cơn thịnh nộ không? Chúng có thường xuyên không nghe lời, phá vỡ các quy tắc, bực tức hay đổ lỗi cho người khác, tỏ ra thù hận hay không tha thứ?...

“Trong khi sự lo lắng và trầm cảm đan chéo vào nhau, thì sự lo lắng lại thường xuất hiện sớm hơn. Những áp lực trong xã hội, như nghèo đói hay các vấn đề khác, cũng góp phần khiến trẻ mắc chứng rối loạn trầm cảm”, các nhà nghiên cứu viết.

Họ cho rằng, các bác sỹ phải để ý những dấu hiệu kể trên. “Các chương trình về gia đình được chỉ rõ rằng, trẻ em có nguy cơ bị trầm cảm theo gia đình vì trầm cảm thường liên quan tới gia cảnh hay sự phân biệt giàu nghèo”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm