Những điều bạn có thể biết về lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng

Nắng Mai
16/04/2021 - 08:00
Những điều bạn có thể biết về lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng
Hiện nay với hơn 167 triệu liều vacccine Covid-19 được cung cấp cho người dân tại Hoa Kỳ để thoát khỏi dịch bệnh. Vậy bạn biết gì về đường lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng.

Thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra được mức độ hiệu quả của vaccine Covid-19 ngăn ngừa đối với những người đã được tiêm chủng về lây truyền Covid-19 cho người khác.

Sau khi thực hiện các nghiên cứu, các chuyên gia y tế đưa ra cảnh bảo rằng hiện nay phần lớn mọi người được tiêm chủng. Tuy nhiên, không chủ quan và vẫn cần tiếp tục đeo khẩu trang ở những nơi công cộng dù tình trạng tiêm chủng đang được tiến hành phổ biến trên toàn thế giới.

Trong khi đó, một số người trong cộng đồng đã thực hiện tiêm chủng thì nguy cơ lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng sẽ diễn ra ít hơn.

Tuy nhiên, đối với những người mệt mỏi với các hạn chế do đại dịch gây ra, thông điệp sắc thái này cũng có thể gây nhầm lẫn.

1. Những gì chúng ta biết về hiệu quả của vaccine Covid-19

Trong cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng như các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra rằng vaccine Covid-19 đem lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa Covid-19 nghiêm trọng.

Với một số vaccine cũng tốt trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng kể cả đối với những loại không có triệu chứng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được đầy đủ rằng hiện nay các loại vaccine làm giảm sự lây truyền virus từ một người đã được tiêm chủng sang người khác thế nào.

Những điều bạn có thể biết về lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng - Ảnh 2.

Không chủ quan và vẫn cần tiếp tục đeo khẩu trang ở những nơi công cộng dù tình trạng tiêm chủng đang được tiến hành phổ biến - Ảnh Internet

Nhưng tin tốt được biết sau khi thực hiện các nghiên cứu là vắc xin COVID-19 làm giảm sự lây truyền dịch bệnh ở một mức độ nhất định nào đó.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu bổ sung đang được tiến hành hiện nay cũng sẽ sớm đưa ra câu trả lời chính xác hơn về sự lây truyền sau khi tiêm chủng.

Dù hiện nay tiêm vaccine Covid-19 đã diễn ra phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, có 5 lý do bạn nên tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi bạn đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ.

2. Một số loại vaccine có tác dụng ngăn chặn bệnh nhiễm trùng

Thực tế, một số loại vaccine Covid-19 đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn người nhiễm virus corona ngay từ đầu và có thể giúp giảm sự lây truyền. Mọi người không thể truyền virus nếu như họ không bị nhiễm trùng.

Tuy nhiên, mục tiêu của các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện đối với vaccine Covid-19 chỉ để tìm hiểu liệu vaccine có ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có triệu chứng trong một số trường hợp hay không và Covid-19 ở mức độ trung bình hay nghiêm trọng.

Và hầu hết các thử nghiệm không được thực hiện để chỉ ra liệu vắc xin có ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng hay không và những bệnh này không gây ra triệu chứng hay không.

Sau khi kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu bổ sung để cung cấp manh mối về mức độ hiệu quả của vaccine ngăn ngừa các tất cả bệnh nhiễm trùng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) (2) đã cho kết quả ban đầu về hiệu quả thực tế của hai loại vaccine mRNA đã được phê duyệt tại Hoa Kỳ, những vaccine được phát triển bởi Pfizer-BioNTech và Moderna-NIAID.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu ngoáy mũi hằng tuần từ tất cả những người tham gia để kiểm tra xem liệu họ có bất kỳ vật chất di truyền virus nào hay không và bất kể họ có các triệu chứng COVID-19 hay không.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng thu thập một miếng gạc mũi với mẫu nước bọt nếu mọi người phát triển các triệu chứng.

Các loại vaccine thực hiện nghiên cứu có hiệu quả tới 90% trong việc ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, có triệu chứng và không có triệu chứng ở những người đã tiêm vaccine liều thứ 2 và 80% hiệu quả ở người đã thực hiện tiêm vaccine 1 liều.

Những điều bạn có thể biết về lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng - Ảnh 3.

Không có loại vaccine nào đem lại hiệu quả 100% trong việc đem lại tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng - Ảnh Internet

Điều này cho kết quả rằng đã giảm tới 90% số ca nhiễm trùng ở những người thực hiện tiêm chủng đầy đủ so với một nhóm đối tượng không được tiêm chủng tương tự.

Khi thực hiện các nghiên cứu, vaccine mRNA làm giảm đáng kể nhiễm trùng, nhưng đây chỉ là hai trong số các loại vắc xin hiện có.

Trong khi tất cả các loại vaccine đã được phê duyệt cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại Covid-19 nghiêm trọng và nhập viện. Khi vắc xin Oxford-AstraZeneca và Johnson & Johnson ngăn chặn ít nhiễm trùng hơn so với vắc xin mRNA.

Hiểu rõ hơn về vaccine đang được tiêm ngăn ngừa Covid-19, bạn có thể đọc thêm bài viết: Thử nghiệm vaccine COVID-19 của AstraZeneca tại Mỹ đạt tiêu chí ngăn chặn COVID-19.

Thực tế, không có loại vaccine nào đem lại hiệu quả 100% trong việc đem lại tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, ngay cả khi mọi người không bị bệnh nặng khi mắc Covid-19 thì họ vẫn có thể bị nhiễm trùng và có khả năng lây truyền virus cho người khác.

3. Lây truyền covid-19 sau khi tiêm chủng - Vaccine có thể làm giảm khả năng lây nhiễm

Trong một số nghiên cứu cho kết quả rằng ngay cả khi một người đã được tiêm chủng bị nhiễm trùng, virus có thể ít lây nhiễm hơn trong trường hợp này, ít nhất đối với một số loại vaccine nhất định.

Một nhóm nghiên cứu đã do tải lượng virus, nồng độ các hạt virus corona ở những người được chủng ngừa. Nghiên cứu cho thấy rằng tải lượng virus là một chỉ số tốt để đánh giá khả năng lây nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng.

Trong một nghiên cứu khoa học được công bố vào cuối tháng 3 trên tạp chí Nature Medicine, các nhà nghiên cứu Israel đã phát hiện ra rằng những người được tiêm vaccine Pfizer-BioNTech và sau đó mắc bệnh nhiễm trùng có tải lượng vi rút thấp hơn những người không được tiêm chủng đã bị nhiễm trùng.

Các tác giả cho biết rằng: “Kết quả cho thấy các ca nhiễm trùng xảy ra từ 12 ngày hoặc lâu hơn sau khi tiêm chủng đã làm giảm đáng kể lượng virus tại thời điểm xét nghiệm, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát tán và lây nhiễm của virus cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh."

Những điều bạn có thể biết về lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng - Ảnh 4.

Tải lượng virus là một chỉ số tốt để đánh giá khả năng lây nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng - Ảnh Internet

Trong khi đó, các kết quả nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố trên Nature Medicine là một nghiên cứu quan sát, không phải là một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên. Vì vậy, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả. Kết quả cũng có thể khác nhau đối với các loại vaccine khác nhau.

Ngoài ra, trong khi tải lượng virus thấp hơn cho thấy khả năng lây nhiễm ít hơn, các nhà nghiên cứu cho biết chúng ta hiện không biết "liều lượng lây nhiễm" của virus corona đối với con người. Họ cũng cho biết rằng cần có các nghiên cứu khác để bổ sung và xác định liệu vaccine có ngăn ngừa sự lây truyền hay không.

Điều này bao gồm các nghiên cứu liên quan đến việc theo dõi tiếp xúc để xem liệu gia đình, bạn bè và những người tiếp xúc gần gũi khác của những người được tiêm chủng có được bảo vệ gián tiếp khỏi bị lây nhiễm hay không.

Các nhà nghiên cứu từ Mạng lưới Phòng ngừa COVID-19 (CoVPN), có trụ sở chính tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson của Seattle, hiện đang tuyển dụng 12.000 sinh viên đại học tham gia loại hình nghiên cứu này. Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại hơn 20 trường đại học trên cả nước.

Một nửa số sinh viên sẽ được chọn ngẫu nhiên để nhận vaccine Moderna-NIAID vào ngày họ đăng ký tham gia nghiên cứu. Những người còn lại sẽ tiêm mũi đầu tiên sau đó 4 tháng.

Sau khi tiêm chủng, học sinh sẽ thu thập các bông ngoáy mũi hàng ngày trong 4 tháng để xem liệu chúng có bị nhiễm trùng hay không. Xét nghiệm này sẽ phát hiện cả nhiễm trùng có triệu chứng và không có triệu chứng.

Các nhà nghiên cứu cũng sẽ theo dõi các trường hợp nhiễm trùng xảy ra khi tiếp xúc gần với các sinh viên bị nhiễm trùng trong nghiên cứu. Điều này sẽ cho phép các nhà nghiên cứu xem liệu những người bị nhiễm trùng có ít khả năng truyền virus hơn hay không.

Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu NIAID, cho biết thêm rằng vào tháng trước tại một cuộc họp báo của Nhà Trắng, khi công bố nghiên cứu. “Chúng tôi hy vọng rằng trong vòng 5 tháng tới, chúng tôi có thể trả lời câu hỏi rất quan trọng về việc liệu những người được tiêm chủng có bị nhiễm bệnh mà không có triệu chứng hay không, và nếu có thì họ có truyền bệnh cho người khác không”.

Đọc thêm: Phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai cần biết gì về vaccine ngừa COVID-19?

4. Các biến thể vẫn là một ẩn số để truyền

Các nhà khoa học hiện nay đang lo ngại rằng có một số biến thể virus corona nhất định có thể làm giảm hiệu quả của vaccine và cũng có thể gây ra sự lây truyền đáng lo ngại sau khi tiêm chủng.

Cụ thể như biến thể B.1.351 được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi, biến thể P.1 được phát hiện lần đầu tiên ở Brazil và biến thể B.1.526, đang lây lan nhanh chóng ở New York hiện nay.

Thực tế, tất cả các biến thể này đều chứa một đột biến còn được gọi là E484K. Nó có thể giúp virus tránh khỏi các kháng thể do hệ thống miễn dịch tạo ra. Điều này cũng có thể làm cho vaccine được thực hiện tiêm phòng Covid-19 kém hiệu quả hơn.

Đối với các thử nghiệm lâm sàng cho thấy vắc xin Johnson & Johnson và Novavax kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng có triệu chứng bởi biến thể B.1.351 so với loại virus corona ban đầu. Tuy nhiên, cả hai loại vaccine này vẫn có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng.

Những điều bạn có thể biết về lây truyền Covid-19 sau khi tiêm chủng - Ảnh 5.

Trong tương lai, loại vaccine COVID-19 tiêm nhắc lại này có thể trở nên phổ biến, tương tự như cách vaccine cúm theo mùa được cập nhật hàng năm - Ảnh Internet

Một trong số các loại vaccine dường như hoạt động tốt hơn đối với một số biến thể. Pfizer gần đây đã công bố dữ liệu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả cao ở Nam Phi, nơi biến thể B.1.351 phổ biến.

Ngoài ra, Moderna cũng là thử nghiệm trong một phiên bản cập nhật của vaccine được thiết kế để nhắm mục tiêu biến thể này.

Trong tương lai, loại vaccine COVID-19 tiêm nhắc lại này có thể trở nên phổ biến, tương tự như cách vaccine cúm theo mùa được cập nhật hàng năm để phù hợp với từng loại virus cúm đang lưu hành hay biến thể trong cộng đồng.

Tiến sĩ Bob Wachter, chủ nhiệm khoa y học tại Đại học California, San Francisco, đã chỉ ra rằng khi nghĩ về lợi ích của vaccine, có hai bộ.

- Đầu tiên, tiêm vaccine có những lợi ích cá nhân, chẳng hạn như ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong.

- Thứ hai, có những lợi ích về sức khỏe cộng đồng: Vì việc ngăn chặn sự lây truyền giúp ích cho cộng đồng bằng cách ngăn chặn mọi người truyền virus cho người khác, kể cả những người có nguy cơ cao nhất.

Thực tế cho thấy, chỉ một khi đủ số người trong cộng đồng được tiêm chủng, thì nguy cơ lây truyền sau khi tiêm chủng mới khiến cộng đồng ít vấn đề hơn đối với dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra.

Vì vậy, cho đến lúc đó, vẫn có những cách khác để ngăn chặn việc truyền virus cho người khác bằng cách phòng tránh.

Tiến sĩ Jarod Fox, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Orlando Health cho biết: “Mọi người nên đảm bảo rằng họ tiếp tục làm những việc khác giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, chẳng hạn như đeo khẩu trang, tránh xa xã hội, rửa tay để bảo vệ sức khỏe."

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthline.com/health-news/if-youre-vaccinated-can-you-transmit-covid-19-what-we-know

2. https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/70/wr/mm7013e3.htm?s_cid=mm7013e3_w


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm