Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản mãn tính

Lan Anh
12/03/2020 - 14:26
Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính là một tình trạng nghiêm trọng phát triển theo thời gian chứ không phải là đột ngột. Nó được đặc trưng bởi các đợt viêm phế quản tái phát kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm.

1. Viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc của ống phế quản. Ống phế quản là những ống mang không khí đến vào phổi của bạn. Những người bị viêm phế quản thường bị ho dai dẳng dẫn đến chất nhầy đặc, đổi màu. Ngoài ra cũng có một số triệu chứng như khò khè, đau ngực và khó thở.

Viêm phế quản mãn tính là một tình trạng nghiêm trọng phát triển theo thời gian chứ không phải là đột ngột. Nó được đặc trưng bởi các đợt viêm phế quản tái phát kéo dài trong vài tháng hoặc vài năm.

Tình trạng viêm liên tục trong niêm mạc của các ống phế quản làm cho lượng chất nhầy dính quá mức tích tụ trong đường thở. Điều này hạn chế lượng khí đi vào và ra khỏi phổi. Sự tắc nghẽn trong luồng không khí sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, dẫn đến khó thở và tăng sản xuất chất nhầy trong phổi.

Nhiều người bị viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến khí phế thủng phổi (tình trạng liên quan đến tổn thương thành phế nang phổi). Nghiêm trọng hơn, nó có thể khiến bạn bị phổi tắc nghẽn mãn tính. Ở Hoa Kỳ, có tới hơn 11 triệu người bị mắc bệnh này, thậm chí có người còn không biết là họ bị bệnh.

2. Các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính

Sau một thời gian bị viêm cũng như kích thích trong các ống phế quản, viêm phế quản có thể khiến bạn có một số triệu chứng như ho dai dẳng, chất nhầy có trong phổi (nó có thể màu vàng, xanh hoặc trắng).

Thời gian trôi qua, lượng chất nhầy tăng dần do sự sản xuất chất nhầy trong phổi. Chất nhầy cuối cùng tích tụ trong các ống phế quản và hạn chế luồng không khí, khiến việc thở ngày càng khó khăn. Điều này có thể kèm thêm triệu chứng thở khò khè và nó sẽ rất nguy hại cho sức khỏe, nhất là khi có hoạt động thể chất.

Các triệu chứng khác của bệnh viêm phế quản mãn tính gồm:

- Cơ thể mệt mỏi

- Người bị sốt

- Cảm thấy lạnh

- Khó chịu ở ngực

- Tắc nghẽn xoang

- Hôi miệng.

  • Tham khảo thêm

    Bạn có biết hôi miệng là bệnh gì?

Trong giai đoạn sau của viêm phế quản mãn tính, da và môi có thể có màu hơi xanh do thiếu oxy trong máu. Giảm nồng độ oxy trong máu cũng có thể dẫn đến phù ngoại biên, hoặc sưng ở chân và mắt cá chân.

Ảnh 4.

Viêm phế quản mãn tính có thể gây sưng chân, mắt cá chân (Ảnh: Internet)

3. Nguyên nhân gây viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản mãn tính xảy ra khi niêm mạc của ống phế quản liên tục bị kích thích và viêm. Kích thích và sưng viêm liên tục có thể làm hỏng đường thở và gây ra sự tích tụ chất nhầy dính, khiến không khí khó di chuyển qua phổi. Điều này dẫn đến việc thở dần dần trở nên tồi tệ hơn.

Viêm phế quản mãn tính cũng phổ biến do việc hút thuốc lá. Trên thực tế, hơn 90 phần trăm những người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc.

Ảnh 5.

Viêm phế quản mãn tính cũng phổ biến do việc hút thuốc lá (Ảnh: Internet)

Hít khói thuốc lá làm tê liệt tạm thời lông mao, vậy nên hút thuốc thường xuyên trong thời gian dài có thể làm tổn thương nghiêm trọng lông mao (cấu trúc giống như tóc giúp cho đường dẫn khí không có vi trùng và các chất kích thích khác). Viêm phế quản mãn tính có thể phát triển theo thời gian vì điều này.

Hút thuốc thụ động cũng có thể góp phần vào sự phát triển của viêm phế quản mãn tính. Các nguyên nhân có thể khác bao gồm tiếp xúc nhiều với ô nhiễm không khí, khói công nghiệp hoặc hóa chất và khí độc. Nhiễm trùng phổi lặp đi lặp lại cũng có thể gây tổn thương thêm cho phổi và làm cho các triệu chứng viêm phế quản mãn tính trở nên tồi tệ hơn.

4. Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính

Để được điều trị chính xác và đúng nhất thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán. Các bác sĩ có thể dùng chụp X-quang phổi, phân tích dịch nhầy hoặc xác định chức năng phổi để có kết luận chính xác về tình trạng bệnh.

Hiện nay, có nhiều cách để điều trị viêm phế quản mãn tính, ví dụ như:

4.1. Điều trị y tế

Tùy vào sức khỏe, tình hình bệnh mà bạn sẽ có những hướng điều trị phù hợp nhất. Lưu ý người bệnh không nên tùy tiện mua thuốc uống hay thuốc hít,... mà không có kê đơn của bác sĩ, tránh nguy hiểm cho sức khỏe.

- Sử dụng thuốc giãn phế quản giúp cho phổi dễ thở hơn. Bạn có thể thực hiện thông qua việc hít vào bằng ống hít - thiết bị bơm thuốc vào trong phổi. Bạn yên tâm là bác sĩ sẽ có những lời khuyên chính xác, hướng dẫn bạn để tận dụng tối đa được hiệu quả thuốc giãn phế quản.

- Dùng theophylline dạng uống sẽ giúp thư giãn các cơ trong đường hô hấp và chúng mở rộng ra nhiều hơn. Nếu như tình trạng khó thở của bạn trở nên nặng thì bác sĩ sẽ kê đơn theophyllin.

  • Tham khảo thêm

    7 phương pháp giúp giảm khó thở nhanh

- Nếu như hai cách trên đều không làm tình trạng viêm phế quản mãn tính giảm, thì bạn có thể dùng thuốc steroid. Nó giúp phục hồi khả năng hô hấp để cải thiện hơi thở.

Khi thực hiện điều trị viêm phế quản mãn tính bằng y tế bạn cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng và tập thể dục để bệnh được tiến triển tốt hơn.

4.2. Biện pháp khắc phục lối sống

- Thường xuyên hít thở không khí từ máy taho độ ẩm sẽ giúp bạn giảm ho và chất nhầy trong đường hô hấp được nới lỏng. Bạn nên chú ý thực hiện theo đúng hướng dẫn vì nếu không cẩn thận nó có thể gây phát sinh nấm và vi khuẩn khi không được làm sạch.

- Hạn chế cũng như bỏ ngay việc hút thuốc lá. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhất là nơi bị ô nhiễm không khí. Với những công việc phải tiếp xúc với sơn, chất tẩy rửa,... thì nên đeo mặt nạ phòng hộ.

- Luôn dành thời gian tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày giúp bạn thoải mái hơn, bệnh chóng khỏi hơn.

5. Phòng bệnh như thế nào?

- Bạn có thể phòng bệnh viêm phế quản mãn tính bằng cách bỏ hút thuốc, tránh bị nhiễm bụi, hay để cơ thể bị nhiễm lạnh.

- Dùng nước súc miệng, nhỏ mũi để chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Ảnh 9.

Vệ sinh mũi chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (Ảnh: Internet)

- Nên tiêm vaccine phòng bệnh cúm, điều trị triệt để bệnh tai mũi họng

  • Tham khảo thêm

    Tìm hiểu chung về tiêm phòng virus cúm

- Tập thể dục thường xuyên

- Ăn uống đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm, dinh dưỡng.

5. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Nhiều người bỏ qua các triệu chứng viêm phế quản mãn tính, tin rằng họ chỉ đơn giản là bị ho. Tuy nhiên nếu như không được điều trị ngay mà để kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương phổi, gây ra các bệnh lý về hô hấp hoặc suy tim.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng sau:

- Tình trạng bệnh kéo dài hơn 3 tuần

- Khiến bạn mất ngủ

- Sốt cao

- Chất nhầy hoặc máu bị đổi màu

- Thường xuyên thở khò khè hoặc khó thở.

Trên đây là một số những điều cần biết liên quan đến bệnh viêm phế quản mãn tính, bạn nên chú ý hiểu rõ về bệnh, có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm