Những điều cần biết về phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Lan Anh Nguyễn
13/11/2020 - 06:48
Những điều cần biết về phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 đã bắt đầu có những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Lúc này bạn không thể chủ quan được nữa mà cần đến gặp bác sĩ ngay để giúp cải thiện sức khỏe, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Khi bệnh nhân sang bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2, có nghĩa là tình trạng đã trở nên tồi tệ hơn, luồng không khí đưa vào phổi cũng đã bị hạn chế và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng đã bị ảnh hưởng.

Đôi khi những dấu hiệu ban đầu của COPD rất dễ bị bỏ sót, nhưng khi COPD ở giai đoạn 2, nhiều bệnh nhân đã bắt đầu tìm tới các bác sĩ để tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với bản thân - lúc này bạn có thể biết được rằng đã bị bệnh.

1. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2

Ở giai đoạn 1, các triệu chứng có thể chưa rõ ràng, thì đến giai đoạn 2, những dấu hiệu bệnh trở nên rõ ràng và tồi tệ hơn. Ở mỗi cá nhân, các triệu chứng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung chúng bao gồm:

- Ho liên tục kéo dài, kèm theo đờm, tình trạng này trở nặng hơn vào buổi sáng.

- Tình trạng khó thở khiến những việc làm đơn giản cũng trở lên khó khăn.

- Mệt mỏi.

- Khó ngủ.

- Thở khò khè khi bạn tập thể dục.

- Hay quên, đãng trí,...

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có nhiều triệu chứng (Ảnh: Internet)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có nhiều triệu chứng (Ảnh: Internet)

Triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn này là tình trạng khó thở. Tuy nhiên đây không phải triệu chứng duy nhất khi bạn có thể bị phổi tắc nghẽn cấp tính. Theo thống kê, có khoảng 20% bệnh nhân COPD giai đoạn 2 cần dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc steroid để điều trị các đợt cấp. Khi tình trạng khó thở trầm trọng hơn bạn cũng cần để ý đến những dấu hiệu sau:

- Khi nào bạn cảm thấy khó thở hơn bình thường?

- Chất nhầy đổi màu, lượng chất nhầy nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.

- Ho nhiều hơn.

- Người luôn mệt mỏi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hãy gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất và có hướng điều trị phù hợp.

2. Tiên lượng của bệnh

Dựa vào chỉ số đánh giá chức năng phổi (FEV1), nếu chỉ số này từ 50 - 80% thì có thể bạn đang mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2.

Từ đây, qua các xét nghiệm máu, hình ảnh chẩn đoán,... bác sĩ sẽ đánh giá chính xác chức năng của phổi, những ảnh hưởng lên cơ thể cũng như cơ chế hoạt động của phổi trong giai đoạn này. Qua đó giúp bác sĩ tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất.

3. Biến chứng của bệnh

Tuy mới ở giai đoạn 2, nhưng một số trường hợp cũng có thể phải nhập viện và đe dọa sức khỏe người bệnh. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 có thể khiến bạn khó thở và rối loạn nhịp tim.

>> Xem thêm: Các biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Nhiều người bị bệnh COPD cũng có nguy cơ ung thư phổi và bị huyết áp cao trong phổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có hướng điều trị rủi ro của bệnh đối với sức khỏe.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng có thể dẫn đến trầm cảm do hay mệt mỏi và buồn bực. Hãy chia sẻ với mọi người xung quanh và bác sĩ nếu bạn có những khó chịu hoặc những lời muốn chia sẻ, tránh để ảnh hưởng lên tâm lý.

Có nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 (Ảnh: Internet)

Có nhiều biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 (Ảnh: Internet)

4. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2 như thế nào?

4.1. Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc

Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khi được chẩn đoán mắc bệnh bạn cần hạn chế sử dụng và bỏ hẳn để tránh ảnh hưởng đến phổi.

Người không hút thuốc thì cần tránh xa những nơi có khói thuốc để tránh hít phải khói thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng của phổi.

  • Tham khảo thêm

    Hướng dẫn cách vượt qua cơn thèm thuốc lá

4.2. Sử dụng thuốc

Các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giãn phế quản để điều trị bệnh, giúp bạn dễ thở hơn. Bệnh nhân được nhận 2 loại chủ yếu:

- Thuốc có tác dụng ngắn từ 4-6 giờ, người bệnh dùng khi cần giảm các triệu chứng, trong trường hợp khẩn cấp.

- Thuốc có tác dụng kéo dài 12 giờ hoặc hơn, sử dụng giúp kiểm soát bệnh.

Ngoài những biện pháp điều trị trên, để tránh bệnh diễn biến trở nặng bạn cần chú ý:

- Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.

- Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe. Bổ sung nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra để đánh giá chính xác tình trạng phổi. Tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm.

4.3. Phục hồi chức năng phổi

Phục hồi chức năng phổi là một chương trình giúp bạn duy trì chất lượng cuộc sống. Các bác sĩ, y tá có thể đưa ra những lời khuyên để bạn có một kế hoạch phù hợp nhất giúp phục hồi chức năng phổi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Kế hoạch có thể bao gồm:

- Những thói quen an toàn cho bạn như tập thể dục, ngủ nghỉ đúng giờ,...

- Tư vấn thêm về tình trạng của bạn để đưa ra những hướng có lợi cho phổi và sức khỏe nói chung.

- Lời khuyên về một chế độ ăn uống lành mạnh.

- Những gợi ý để bệnh ngăn ngừa bệnh COPD.

4.4. Xử trí bệnh COPD giai đoạn 2 cấp

Khi có những đợt phổi tắc nghẽn mãn tính cấp, người bệnh cần dùng liều lượng thuốc nhiều hơn bình thường. Trong một số trường hợp, bạn cần:

- Sử dụng kháng sinh hoặc steroid.

- Bổ sung oxy bằng máy thở, mặt nạ oxy,...

- Nhập viện để điều trị.

Để ngăn ngừa bệnh bạn có thể tiêm phòng cúm và viêm phổi, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số những điều bạn cần biết về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn 2. Đây là giai đoạn trung bình, chưa quá nặng và có thể kiểm soát được. Nếu bạn chủ quan thì có thể dẫn đến những giai đoạn nguy hiểm nhanh hơn, nguy cơ tử vong đến sớm hơn. Vậy nên hãy tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học, lành mạnh để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguồn dịch: https://www.webmd.com/lung/copd/stage-ii-moderate-stage-copd


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm