pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những hiểu biết mù mờ về bệnh cảm cúm có thể gây nguy hiểm cho người bệnh
Mỗi trường hợp tùy thuộc vào đối tượng người mắc bệnh và bệnh khác nhau sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, đối với bệnh cảm cúm những hiểu biết sai lầm lại gây ra những nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Để bảo vệ sức khỏe người bệnh và tránh mắc sai lầm khi điều trị bệnh cảm cúm, cần biết những hiểu lầm dưới đây có thể bạn đang mắc phải:
1. Cảm cúm nên cho ăn, khi bị sốt thì nên nhịn
Quan niệm dân gian này gây ra nhiều nguy hiểm đối với người bệnh cảm cúm. Dù là mắc bệnh cảm cúm hay cảm lạnh thì người bị bệnh đều cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nước để cơ thể khỏe mạnh hơn.
2. Chất nhầy có màu xanh
Lo lắng rằng chất nhầy có màu xanh đồng nghĩa với việc trẻ nhỏ đang mắc phải chứng bệnh nguy hiểm hơn và người bị cảm cúm đang không phải mắc cảm cúm thông thường là một quan niệm sai lầm.
Hiểu biết mơ hồ này có thể gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh. Thực tế, không phải lúc nào chất nhầy sạch cũng là cơ thể đang khỏe mạnh và chất nhầy có màu xanh, màu vàng là cơ thể đang bị cảm cúm.
Bản chất dù chất nhầy không màu nhưng kèm theo đó là các triệu chứng như sốt cao dai dẳng, cảm giác chán ăn, bị ho và chảy máu cam thì đây rất có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bạn cần biết nhiễm trùng hoàn toàn khác với bệnh cảm cúm, người bị nhiễm trùng cần phải sử dụng đến kháng sinh.
Khi người bị cúm xuất hiện các triệu chứng chất nhầy ở mũi có màu vàng hay màu xanh thì tốt nhất nên tới bệnh viện để kiểm tra.
3. Cảm và cúm đã bị lây trước khi các triệu chứng xuất hiện
Cảm cúm xuất hiện dễ dàng bị lây khi các triệu chứng xuất hiện. Đa số, các trường hợp bị lây cảm cúm thông qua hắt hơi, ho chứa virus cúm. Ngoài ra, cảm cúm cũng có thể bị lây qua đường tiếp xúc tay với tay.
Đặc biệt, cảm cúm dễ lây ở trẻ nhỏ, người cao tuổi hay phụ nữ mang thai vì sức đề kháng yếu.
Khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm, phụ huynh cần lưu ý vì: Cha mẹ dễ bị nhầm lẫn giữa biểu hiện viêm mao mạch dị ứng và cảm cúm ở trẻ em.
4. Bỏ mặc những cơn sốt nhẹ
Đây là quan niệm sai lầm khi chăm sóc người bệnh cảm cúm. Muốn bỏ mặc cơn sốt ở người bệnh cần kiểm tra tình trạng người bệnh đang như thế nào. Những cơn sốt có thể giúp chống lại sự lây bệnh bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch, chúng giết chết các con vi khuẩn và virus vốn không thể tồn tại ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Do đó, việc để mặc khi xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ là điều cần thiết. Tuy nhiên, nên cố gắng duy trì cho bản thân sự thoải mái. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ bị cảm cúm, cha mẹ có thể lựa chọn một số loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng bệnh ở trẻ.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, khi xuất hiện dấu hiệu trẻ bị sốt, cha mẹ nên lập tức gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám.
5. Chế độ ăn cho người bệnh cảm cúm
Chế độ ăn kiêng chuối cơm táo thắng nước đường bánh mì là tốt nhất khi bị bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, chế độ ăn gồm chuối, cơm, táo thắng nước đường và bánh mì lại không phải là nhu cầu thích hợp với một người đang bị ốm.
6. Không chủ động phòng tránh lây nhiễm cảm cúm cho người xung quanh
Nếu bạn đang mắc cảm cúm, chủ động để bảo vệ sức khỏe của bản thân nhưng cũng cần biết cách phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cảm cúm cho người xung quanh.
Cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm, do đó nếu mắc cảm cúm cần tránh nơi đông người, nơi có người có sức đề kháng yếu. Khi hắt hơi, ho cần che lại để virus không phát tán khiến bệnh cảm cúm lây lan. Nên chủ động giữ vệ sinh bản thân sạch sẽ.
7. Bệnh cảm cúm sẽ gây ra viêm tai
Thực tế, cảm cúm do virus gây ra. Bệnh viêm tai có tới 90% do vi khuẩn gây nên. Vậy tại sao cảm cúm vẫn gây ra viêm tai? Cảm cúm gây viêm tai vì chất nhầy và sự tích tụ dịch lỏng trong tai, đây là môi trường tốt cho bệnh viêm tai khi vi khuẩn lớn lên.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh khi bị cảm cúm. Bạn cần hiểu đúng về bệnh cảm cúm để không mắc những sai lầm trong quá trình chăm sóc và điều trị khiến bệnh nặng hơn.