pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những lưu ý khi đo huyết áp bạn cần phải biết để có kết quả đo chính xác nhất
Cao huyết áp đang càng ngày càng phổ biến hơn và nó gây ra những hệ lụy khôn lường tới sức khỏe. Thường xuyên theo dõi huyết áp là việc làm vô cùng cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách sử dụng máy huyết áp để có được kết quả chính xác nhất. Dưới đây là những lưu ý khi đo huyết áp bạn cần phải biết.
1. Những lưu ý trước khi tiến hành đo chỉ số huyết áp
Trước khi thực hiện đo huyết áp để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất, bạn cần tránh một vài hoạt động sau:
- Không đo chỉ số huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang, mới ăn no, quá đói, quá mệt.…
- Khi đo huyết áp cần chú ý không ăn, không uống, không nói vì sẽ làm sai lệch kết quả.
- Trước khi đo, cần ngồi thư giãn trong vòng 3-5 phút và mặc trang phục rộng rãi, thoải mái. Ngoài ra, tư thế ngồi chuẩn khi đo huyết áp là ngồi thẳng lưng, bàn chân đặt thoải mái trên sàn, tay đặt trên bàn, ngang bằng với vị trí của tim.
2. Những lưu ý về chọn, quấn vòng bít
Để có kết quả đo huyết áp chính xác cần lưu ý khi lựa chọn và quấn vòng bít. Theo các chuyên gia, những sai sót khi đo huyết áp chủ yếu xuất phát từ việc sử dụng vòng bít không phù hợp với quấn vòng bít quá chật hoặc quá rộng. Vì thế, khi tiến hành đo, cần lựa chọn máy đo huyết áp tương ứng với bắp tay.
Tiếp theo, cần quấn vòng bít trực tiếp lên cánh tay. Điều cần lưu ý là cần quấn vòng bít sao cho mũi tên đánh dấu trỏ ngay động mạch cánh tay. Để xác định động mạch cánh tay, chúng ta đặt lòng bàn tay ngửa lên trời. Sau đó, dùng ngón giữa và ngón trỏ lần theo động mạch ở phần trong cánh tay, vừa qua khỏi vị trí cùi chỏ.
3. Những lưu ý khi đo huyết áp về vị trí đo
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy đo huyết áp. Tuy nhiên, mỗi loại lại nên đo ở những vị trí khác nhau để cho ra kết quả đo chính xác nhất. Vì vậy, muốn đo huyết áp chuẩn, lựa chọn máy đo huyết áp cần tìm hiểu về vị trí đo huyết áp của loại máy đó.
Cụ thể như sau:
Với máy đo huyết áp điện tử, có thể tiến hành đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay phải nằm ngang tim. Nếu tiến hành đo huyết áp ở bắp tay, chúng ta có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo chỉ số huyết áp ở vị trí cổ tay, chúng ta thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Chính vì điều này mà đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
4. Những lưu ý về lựa chọn phương tiện đo huyết áp
Có thể khẳng định rằng hầu hết các máy đo huyết áp hiện nay đều có độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu dùng máy đo huyết điện tử tự động thì lưu ý rằng nên chọn máy có những đặc điểm dưới đây:
- Máy vận hành đơn giản chỉ với một nút để người đo đỡ bị phân tâm.
- Máy bơm nhanh và không gây ra tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
- Máy sở hữu tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu là máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
5. Những lưu ý về kết quả đo huyết áp
Muốn kết quả đo huyết áp chính xác, bác sĩ sẽ có một vài hướng dẫn và lời khuyên cụ thể, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện theo để có kết quả đo huyết áp chính xác nhất.
Đọc thêm để hiểu thêm về chỉ số huyết áp qua bài viết Những điều cần biết về chỉ số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số.
- Khi đo huyết áp, các bác sĩ khuyến cáo nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Lưu ý ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để các nhân viên y tế có đánh giá chính xác nếu phải thăm khám.
- Khi ghi kết quả đo huyết áp, phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ).
- Chỉ sổ huyết áp thu được khi đo thường không cố định. Trị số này có thể thay đổi theo nhịp sinh học, nếp sinh hoạt…, Nó thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng giờ trưa và buổi tối. Do đó, không nên hoảng loạn nếu thấy trị số huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
- Trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng của căn bệnh liên quan tới huyết áp mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng sai biệt này càng hẹp càng nguy hiểm tới sức khỏe.
Ví dụ: Người có trị số huyết áp là 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao nhưng lại ít nguy hiểm bằng người có số đo huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
- Kết quả đo huyết áp rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Vì vậy, nếu tự đo tại nhà, chúng ta nên cẩn thận thay pin mới và đo lại huyết áp.
Như đã nói, theo dõi huyết áp là việc làm cực kì cần thiết. Tuy nhiên, nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không uống thuốc thì nhiều khi lại đem lại nhiều tai hại hơn. Vì thế, khi tiến hành đo chỉ số huyết áp thì bạn cần lưu ý khi đo huyết áp để có kết quả chính xác.