Những lưu ý về nhân sự nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

PV
25/02/2021 - 15:22
Những lưu ý về nhân sự nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Phụ nữ tham gia bỏ phiếu, thực hiện quyền làm chủ của mình. Ảnh minh họa: KT

Sáng 25/2, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo Hướng dẫn số 36 - HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về Công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp cần có tiêu chuẩn chung theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp; có phẩm chất đạo đức, có trình độ văn hóa, năng lực…

Đặc biệt, người ứng cử đại biểu HĐND các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu.

Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, ngoài các tiêu chuẩn chung nêu trên, người được giới thiệu ứng cử phải đáp ứng các điều kiện: Có trình độ đào tạo đại học trở lên (với cấp tỉnh và cấp huyện).

Riêng với cấp xã, cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là cấp ủy viên, nơi nào có điều kiện thì bố trí ủy viên thường vụ Đảng ủy cấp xã.

Về độ tuổi, cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu HĐND chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 2 nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 2/1966, nữ sinh từ tháng 1/1971 trở lại đây.

Nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây.

Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định 53/2015/NĐ-CP của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam giới, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 1/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây.

Những lưu ý về nhân sự nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp - Ảnh 2.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp. Ảnh: TTXVN

Đối với người ngoài Đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan xem xét, kết luận về tiêu chuẩn chính trị và chịu trách nhiệm về kết luận của mình.

Ngoài ra, đối với các đảng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội, tự ứng cử đại biểu HĐND các cấp phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời phải được cấp ủy, tổ chức Đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên đồng ý, cụ thể như: Với đảng viên không giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, nếu tự ứng cử thì phải báo cáo và phải được chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt đồng ý.

Xem toàn văn Hướng dẫn số 36 - HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về Công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại đây.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm