Những nghiên cứu hữu ích của khoa học cho cuộc sống

05/01/2019 - 10:49
Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT) vừa cho ra đời một viên thuốc dạng nén điện tử, có thể điều khiển bằng mạng không dây, cho phép cung cấp thuốc từ xa, loại bỏ sự can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật.
Thiết bị cấy ghép giảm béo mới
 
Đại học Wisconsin - Madison, Mỹ (UWM) vừa phát triển thành công thiết bị kết nối với dạ dày để truyền tín hiệu lên não bằng kích thích điện qua dây thần kinh phế vị, báo cho dạ dày biết thức ăn vào đã đủ, giúp ngừng ăn nên giảm được lượng calo, không bị thừa cân, béo phì. Thiết bị chưa được đặt tên, có kích thước dài 1cm gắn vào dạ dày, nó “nói” với não rằng chủ thể đã no, thông qua cơ chế kích hoạt tự nhiên trong quá trình xử lý tiêu hóa.
 
1.jpg
Thiết bị chưa được đặt tên, có kích thước dài 1cm gắn vào dạ dày, nó “nói” với não rằng chủ thể đã no, thông qua cơ chế kích hoạt tự nhiên trong quá trình xử lý tiêu hóa

 

 
Qua các thử nghiệm trên chuột cho thấy thiết bị giúp giảm 1/3 mức thức ăn tiêu thụ. Trong 18 ngày, chuột giảm được 35% trọng lượng và đến ngày thứ 75, mức giảm trọng lượng được duy trì ở ngưỡng 38%. Thiết bị ghi nhận thức ăn vào dạ dày, nhưng chỉ kích hoạt trong khi ăn nhờ sự chuyển động của dạ dày. Các hành trình chuyển động khuấy của dạ dày đã cung cấp nguồn năng lượng nuôi cơ chế hoạt động bên trong của thiết bị. Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đặt tên cho thiết bị, đặc biệt là nghiên cứu cơ chế tắt - mở sau đó thử nghiệm trên các mô hình động vật lớn trước khi chuyển sang thử nghiệm lâm sàng trên con người.
 
Viên nén giải phóng thuốc theo yêu cầu
 
Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ (MIT) vừa cho ra đời một viên thuốc dạng nén điện tử, có thể điều khiển bằng mạng không dây, cho phép cung cấp thuốc từ xa, loại bỏ sự can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Đây là công nghệ khá mới mẻ giúp đưa thuốc đến cơ thể bệnh nhân với liều lượng cực kỳ chính xác theo khoảng thời gian ấn định.
 
2.jpg

 

 
Nguyên lý hoạt động của viên nén gồm 5 bước: Một, người bệnh nuốt thuốc vào giống như uống thuốc truyền thống; hai, khi vào dạ dày tự nó gập lại, nhả thuốc bám vào thành dạ dày; ba, nhờ Bluetooth người ta kiểm soát sensor trên râu của các túi thuốc nhỏ; bốn, thiết bị có thể đồng bộ với ĐTDĐ để gửi thông tin như nhịp tim, nhiệt độ tới cho bác sĩ; và cuối cùng, sau 1 tháng thiết bị tự hủy và đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
 
Máy bay không người lái vận chuyển nội tạng cứu người
 
Đó là thiết bị bay có tên Homal, viết tắt từ cụm từ tiếng Anh, có nghĩa thiết bị bay chở  nội tạng người đường dài đảm bảo chất lượng do Đại học Maryland (UoM), Mỹ, nghiên cứu phát triển. Việc sử dụng thiết bị bay nói trên có thể giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả, cứu sống được nhiều người hơn và tận dụng tối đa nguồn hiến tặng do thiếu phương tiện vận chuyển.
 
50240907_291615068212393_7990979717282922496_n.jpg

 

Tiến sĩ Joseph Scalea, đứng đầu nhóm nghiên cứu ở UoM cho hay hiện Homal đang trong giai đoạn thử nghiệm để kiểm chứng chất lượng chiếc hộp dùng đựng  nội tạng. Chiếc hộp được trang bị cảm biến sinh học không dây và hệ thống định vị toàn cầu, có thể cung cấp dữ liệu về nhiệt độ, áp suất hay vị trí của cơ quan nội tạng. Qua  thử nghiệm cho thấy máy bay không người lái DJI M600 Pro đã thực hiện 14 chuyến bay thử nghiệm. Nó có thể mang theo quả thận bay trong 62 phút với vận tốc lên đến 68 km/h mà thận vẫn trong tình trạng tốt sau 4,5 tiếng thử nghiệm.
 
Màng bọc thực phẩm ăn được kiêm chức năng diệt khuẩn
 
Nhóm nhóm nghiên cứu ở ĐH Pennsylvania (PSU), Mỹ và các đồng nghiệp ở Viện KH-CN Thái Lan vừa hợp tác nghiên cứu, cho ra đời một loại màng bọc thực phẩm cực mỏng, có thể ăn được đồng thời kiêm luôn chức năng diệt khuẩn độc tố, kể cả hai loại khuẩn nguy hiểm E. coli and Salmonella thường có trong hải sản.
 
4.jpg

 

Màng bọc ăn được này được chế từ gelatin trong suốt, và một loại polymer phân hủy sinh học có tên là polybutylene adipate-co-terephthalate (PBAT), bổ xung thêm các chất kháng khuẩn Nisin Z và lauric arginate (LAE). Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm ở cá thắt lát, và tôm sú được tiêm vi khuẩn E. coli và Salmonella, sau đó dùng màng bọc hút chân không, làm lạnh ở 4 ºC tối đa một tháng hoặc được bảo quản đông lạnh trong 90 ngày. Kết quả đem ra phân tích cho thấy quần thể vi khuẩn giảm đi rất nhiều.
 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm