pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những người bị sởi có nên ăn tôm không?
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm, có tính lây lan nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Sởi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém. Bên cạnh việc tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng đòng vai trò quan trọng đối với quá trình điều trị sởi.
"Bị sởi có ăn tôm được không?" là câu hỏi dành được sự quan tâm của rất nhiều bệnh nhân bởi vì tôm là món ăn yêu thích của rất nhiều người. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong tôm nhé.
1. Giá trị dinh dưỡng của tôm đối với con người
- Tôm là nguồn cung cấp protein dồi dào: Tôm thuộc số rất ít các loại thực phẩm vừa ít năng lượng lại vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100g tôm tươi có đến 18.4g protein trong đó. Hơn nữa, protein có trong tôm là dạng protein tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe.
- Tôm là loại thực phẩm chứa nhiều canxi: Trong 100g tôm có đến 200mg canxi. Vì thế, tôm chính là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt, chân và càng chứ không hề ở vỏ tôm như mọi người thường nghĩ. Canxi là một chất quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến một số hiện tượng như loãng xương, viêm khớp, hay nghiêm trọng hơn là có nguy cơ mắc bệnh tim.
- Tôm giàu vitamin B12: Tôm chính là một trong những loại thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung vitamin B12. Theo đó, trong 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin B12. Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò rất quan trọng trong việc sinh hóa và chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tổng hợp nucleotic, protein,... Nếu thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và các cơ bị yếu dần đi.
Ngoài ra, tôm cũng là một thực phẩm chứa nhiều Omega-3, rất tốt cho sự phát triển trí não, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với những giá trị dinh dưỡng to lớn như vậy, tôm là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình trong thực đơn hàng ngày.
2. Những người bị sởi có ăn tôm được không?
Tuy là món ăn ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được loại thực phẩm này. Vậy những người bị sởi có ăn tôm được không? Câu trả lời cho câu hỏi này là không. Những người bị sởi nên tránh xa tôm trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Tôm thuộc nhóm thực phẩm có mùi tanh. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những người mắc sởi nên tránh xa những đồ ăn tanh. Không chỉ tôm, bệnh nhân mắc sởi nên kiêng những thực phẩm có mùi tanh từ thủy- hải sản như cá, cua, mực, nghêu...
Khi ăn tôm, những triệu chứng tiêu hóa của bệnh sởi ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, tôm thuộc loại thực phẩm dễ gây ngứa và chốc lở ngoài da.
Mặt khác, tôm thuộc nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Ngay cả với những người khỏe mạnh, việc ăn những thực phẩm dị ứng rất dễ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Dị ứng đặc biệt là dị ứng ở trẻ có thể gây ra các tình trạng nguy hiểm như: nổi mẩn chàm, nôn, tiêu chảy, co thắt đường thở,… Vì thế, những bệnh nhân không nên đưa tôm vào thực đơn hàng ngày của mình.
Nếu ăn phải những thức ăn gây dị ứng có thể khiến tình trạng phát ban của người mắc sởi nặng thêm. Hoặc nguy hiểm hơn, chúng khiển các dấu hiệu của bệnh sởi mờ đi, khiến bệnh nhân cho rằng bản thân chỉ bị dị ứng thông thường, không nhận ra tình trạng bệnh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn cho sức khỏe của người bệnh.
Vì những lí do trên, câu trả lời cho câu hỏi "bị sởi có ăn tôm được không" là những người mắc sởi không nên ăn tôm. Thay vào đó, bệnh nhân nên chọn những thực phẩm nhiều dưỡng chất khác thay thế như thịt bò, thịt lợn. Sau khi hết bệnh, bệnh nhân có thể ăn thực phẩm này trở lại để đa dạng các chất dinh dưỡng.