Những phát minh làm thay đổi thế giới từ… giấc mơ

Giang Nguyễn (Dịch)
16/07/2020 - 15:00
Những phát minh làm thay đổi thế giới từ… giấc mơ
Khoa học đã tạo ra nhiều điều kỳ diệu, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong số này có những giấc mơ mang đến cả những phát minh xuất chúng khiến nhân loại được nhờ.

Bảng tuần hoàn Mendeleev

Theo trang tin Famousscientists của Mỹ (FSO), giáo sư hóa học người Nga Dmitri Mendeleev được xem là "cha đẻ" phiên bản đầu tiên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Ngoài ra Mendeleev còn là người phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn.

Theo Bách khoa thư mở, nguyên thủy, công trình còn do những người khác thực hiện trong thập niên 60 của thế kỷ 19. Như nghiên cứu của John Newlands, tác giả cuốn Định luật Quãng tám (Law of Octaves) ấn hành năm 1865, sự thiếu hụt các khoảng trống cho những nguyên tố còn chưa được khám phá và việc đặt 2 nguyên tố trong một ô của Newlands đã bị chỉ trích, nên ý tưởng của Newlands không được chấp nhận. Một công trình khác của Lothar Meyer, tác giả nghiên cứu công bố năm 1864, miêu tả 28 nguyên tố cũng không được chấp nhận. Đến năm 1863 đã có 56 nguyên tố được biết, xấp xỉ 1 nguyên tố mỗi năm. Tổng thể, người ta mới phát hiện được 63 nguyên tố hóa học nhưng còn chưa rõ chúng sắp xếp như thế nào.

Những phát minh làm thay đổi thế giới từ… giấc mơ - Ảnh 1.

Giấc mơ giúp Dmitri Mendeleev tìm ra bảng tuần hoàn

Sau khi vào nghề sư phạm, từ năm 1868 đến năm 1870, Mendeleev đã cho ra đời cuốn Principles of Chemistry (Các nguyên tắc hóa học). Khi tìm cách sắp xếp các nguyên tố theo các tính chất hóa học của chúng, Mendeleev nhận thấy các mẫu hình mới đưa ông tới ý tưởng bảng tuần hoàn. Tương truyền, Mendeleev có một giấc mơ kỳ lạ, khi bừng tỉnh, ông đã ghi lại. Tính chất của các nguyên tố cũng tăng dần đều theo số thứ tự nguyên tử trong các ô và xuất hiện biến hóa theo quy luật. Giấc mơ đã giúp Mendeleev tìm ra cách hợp lý để tổ chức các nguyên tố theo đúng vị trí. Chính xác hơn, giấc mở diễn ra vào một đêm tháng 2/1869, khai sinh ra "vương quốc hóa học", luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Dự đoán của Mendeleyev về tính chất của các nguyên tố sắp xếp thứ tự quy luật trong bảng khiến người ta phải kinh ngạc, đó chính là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mà ngày nay chúng ta đang dùng. "Trong giấc mơ, tôi thấy một tấm bảng, nơi tất cả các nguyên tố được đặt vào đúng chỗ theo yêu cầu. Khi tỉnh dậy, tôi vội viết nó vào giấy", Mendeleev kể lại.

Tìm ra hormone tuyến tụy insulin trị bệnh tiểu đường

Năm 1922, 2 nhà khoa học là Fred Banting và Charles Best ở Đại học Tổng hợp Toronto, Canada, đã thông báo tìm được insulin và ứng dụng thành công trong điều trị bệnh tiểu đường. Banting và Best đã cắt bỏ tuyến tụy của những con chó thử nghiệm và hậu quả là chúng sinh bệnh. Sau đó, 2 người đã bào chế ra một loại hormone hóa học từ tụy và chiết xuất nhiều thành phần từ tiểu đảo Langerhan-vùng tụy chứa các tế bào nội tiết sản xuất hormone, tiêm vào cho chó bị bệnh, kết quả bệnh tiểu đường ở chó đã được chế ngự. Với nghiên cứu trên, Frederick Banting và Charles Best đã khám phá ra hormone tuyến tụy insulin. Năm 1923, Fred Banting được trao giải thưởng Nobel Y sinh cùng với nhà sinh lý học Macleod. Thực tế, nhóm nghiên cứu có tới 4 người, Banting và Best chia nhau nửa giải còn Macleod và nhà hóa học Jame Bertramcllip (người đã giúp Macleod tinh khiết insulin) lĩnh nửa giải còn lại.

Fred Banting, người có công tìm ra hormone tuyến tụy insulin trị tiểu đường

Theo Fred Banting, ý tưởng tìm ra hormone tuyến tụy insulin xuất hiện trong giấc mơ. Trong mơ, ông thấy mình đã phẫu thuật một con chó bị tiểu đường, cắt bỏ tuyến tụy của nó, một thử nghiệm nghe có vẻ tàn nhẫn nhưng lại có tác dụng cứu sống hàng triệu người sau này. Chính xác hơn, trong mơ, Banting thấy ông đã thắt chặt tuyến tụy của con chó để chặn dòng chảy dưỡng chất và hậu quả con vật đã bị bệnh tiểu đường giống như con người.

Với ý tưởng mới từ giấc mơ, Banting đã cùng cộng sự Charles Best thử nghiệm trên chó và trên cơ thể con người, phát hiện thấy sự mất cân bằng quá lớn giữa đường và insulin được sản xuất trong cơ thể. Điều này dẫn đến việc tiêm insulin sẽ có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh, nó giúp mang lại kết quả, kéo dài tuổi thọ giống như những người không mắc bệnh. Đặc biệt, tạo ra liệu pháp bổ sung insulin hợp cách, ăn uống cân bằng khoa học, kết hợp với duy trì cuộc sống vận động để điều trị bệnh. Theo Charles Best, insulin không phải thuốc trị tiểu đường, nhưng nó lại là phương pháp điều trị căn bệnh tiểu đường. Nó hỗ trợ người bệnh đốt cháy carbohydrat hiệu quả hơn. Nhờ đó protein và mỡ có thể được bổ sung vào cho thực đơn với số lượng hợp lý, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để người bệnh khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm