Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu trẻ đuối nước

Kim Phụng
03/04/2021 - 08:10
Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu trẻ đuối nước
Khi thời tiết ngày một nắng nóng hơn, nhu cầu đi bơi của trẻ cũng cao hơn dẫn tới nguy cơ đuối nước tăng lên. Khi sơ cứu trẻ bị đuối nước, cần tránh những sai lầm nguy hiểm sau.

Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, BV Sản Nhi Bắc Giang đã tiếp nhận cấp cứu cho cháu Trần Văn Tình (8 tuổi, trú tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) bị đuối nước, nhập viện trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, miệng mũi xuất tiết nhiều dịch và suy hô hấp độ III tiên lượng nặng.

Vào mùa trẻ có nguy cơ đuối nước khi đi bơi cao cần tránh những sai lầm khi sơ cứu này - Ảnh 1.

BS CKII Bùi Thị Thu Hương - Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc thăm khám cháu Trần Văn Tình

Sau khoảng 10 phút sơ cứu thì bệnh nhi có phản xạ. Gia đình nhanh chóng đưa bé tới Trung tâm Y tế huyện Việt Yên và được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Bệnh viện đã thực hiện các công tác cấp cứu hồi sức như thở máy nội khí quản, hút dịch mũi miệng,... Sau 1 ngày, sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định.

Các bác sĩ cho biết, thời tiết dần vào mùa nắng nóng, việc trẻ gặp phải các tai nạn đuối nước do không cẩn thận là hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì thế mà cha mẹ cần hết sức chú ý khi cho trẻ đi bơi, vui chơi ở biển, các vùng gần sông nước. 

Khi phát hiện trẻ bị đuối nước thì cần nhanh chóng Sơ cứu trẻ bị đuối nước đúng cách để tránh nguy hiểm tới tính mạng của trẻ rồi đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp y tế.

Một số sai lầm khi sơ cứu đuối nước ở trẻ mà người lớn cần lưu ý:

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, mỗi năm, đuối nước lấy đi sinh mạng của hơn 2.000 trẻ em. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ em đuối nước cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao gấp 10 lần các nước phát triển.

Vào mùa trẻ có nguy cơ đuối nước khi đi bơi cao cần tránh những sai lầm khi sơ cứu này - Ảnh 3.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ trẻ đuối nước cao (Ảnh: Internet)

Các sai lầm khi sơ cứu trẻ bị đuối nước thường gặp nhất là:

1. Không chú trọng tới thời điểm vàng để sơ cứu

Trong sơ cứu đuối nước, thời điểm vàng đóng vai trò vô cùng quan trọng do đuối nước là tình trạng nạn nhân hít nước vào phổi hay tắc đường thở do bị co thắt thanh quản lúc ở trong nước. Vì thế các phản ứng đuối nước thường thấy chính là ngừng thở, tim đập chậm,... Một khi tình trạng ngừng thở tiếp tục diễn ra sẽ dẫn tới thiếu oxy trong máu, tăng huyết áp và tăng nhịp tim.

Tình trạng này còn được gọi là "đuối nước cạn" và thực sự đã có những ca tử vong do "đuối nước cạn" gây ra.

Vậy thời điểm vàng để sơ cứu người bị đuối nước là khi nào?

Các bác sĩ cho biết, nếu như cơn ngừng thở của người bị đuối nước kéo dài liên tục trong khoảng từ 20 giây cho tới 2-5 phút thì đạt ngưỡng và nhịp thở của nạn nhân xuất hiện trở lại làm cho nước lại tiếp tục bị hít vào phổi, tiếp tục xảy ra cơn co thắt thanh quản và ngừng thở lần 2.

Cứ tiếp tục như vậy lâu dần nạn nhân sẽ bị rối loạn nhịp tim dẫn tới ngừng tim rồi tử vong.

Vào mùa trẻ có nguy cơ đuối nước khi đi bơi cao cần tránh những sai lầm khi sơ cứu này - Ảnh 4.

Chú ý tới thời điểm vàng khi sơ cứu nạn nhân bị đuối nước (Ảnh: Internet)

Vì thế mà cần ngặn chặn chu trình kể trên khi sơ cứu người bị đuối nước. Thời điểm tốt nhất là tại thời điểm xuất hiện cơn ngừng thở đầu tiên, nghĩa là trong vòng 1 - 4 phút đầu tiên sau khi bị chìm dưới nước (đuối nước).

2. Sai lầm trong quan sát tình trạng của nạn nhân

Theo quán tính, khi gặp người bị đuối nước, người ứng cứu sẽ ngay lập tức nhảy xuống dẫn tới đường nước cắt đường bơi của nạn nhân và gây khó khăn trong việc tiếp cận nạn nhân.

Hơn nữa, người bị đuối nước thường trong trạng thái hoảng loạn, khi có người cứu sẽ liên tục với tay bám lấy. Nếu như không trang bị tốt kĩ năng trụ vững thì có thể khiến cả hai người cùng bị đuối nước dẫn tới nguy cơ tử vong cao hơn.

Tốt nhất, hãy tìm cách kéo nạn nhân lên trên bờ bằng cách túm vào tóc, vào áo hoặc ốm nạn nhân từ phía sau. Hoặc trong trường hợp có người bị đuối nước ở vùng nước sâu thì nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ như gậy, dây buộc, phao,... và nhờ tới sự hỗ trợ của người khác.

Ngoài ra, trước đây từng có trường hợp bị đuối nước nhưng không có sức vùng vẫy mà nạn nhân nằm im, khiến người ngoài nhìn vào tưởng nạn nhân đang nghỉ, không hề nghĩ là đuối nước xảy ra dẫn tới không cứu được kịp thời.

3. Các sai lầm khác

- Bế xốc hoặc dốc ngược người bị đuối nước, chạy vòng quanh

- Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển nạn nhân tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cấp cứu, có nguy cơ gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm