pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những tác dụng và thực phẩm giúp bổ sung vitamin E cho cơ thể
Tìm hiểu về vitamin E
Vitamin E là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe và nó được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và chất bổ sung. Cách tốt nhất để hấp thụ vitamin này là thông qua chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy bạn đã biết vitamin E có những tác dụng gì và ăn gì để bổ sung vitamin này?
Vitamin E có tác dụng gì?
Dưới đây là những tác dụng của vitamin E đối với một số căn bệnh cụ thể, đã được nghiên cứu và chứng minh là có kết quả:
- Hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin E liều cao có thể trì hoãn sự tiến triển của bệnh Alzheimer ở những người được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, bổ sung vitamin E dường như không có tác dụng đối với những người bị suy giảm nhận thức nhẹ và tiến triển thành bệnh Alzheimer.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gan: Các nghiên cứu cho thấy vitamin E có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy rằng uống vitamin E để trị bệnh gan trong hai năm liên tiếp có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin.
- Chống oxy hoá: Bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại bởi các gốc tự do. Từ đó vitamin E giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, ung thư, thậm trí là mất trí nhớ. Đồng thời, dưỡng chất này cũng giúp các tế bào chống lại nhiễm trùng, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.
- Bảo vệ thị lực: Một nghiên cứu năm 2015 của Khoa Dịch tễ học và Sức khỏe của Đại học Y khoa Thanh Đảo cho thấy lượng vitamin E và nồng độ tocopherol trong huyết thanh cao có khả năng giảm nguy cơ đục thủy tinh thể do tuổi tác.
- Bảo vệ và sửa chữa cơ bắp: Một nghiên cứu năm 2015 được công bố bởi Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy vitamin E hỗ trợ "sửa chữa" cơ bắp sau khi tập thể dục, do nó giúp sản xuất các chất giống như hoóc môn có tên là prostaglandin. Chất này chịu trách nhiệm điều chỉnh các sai lệch của cơ thể như tăng huyết áp và co cơ.
- Giảm các vấn đề về tiêu hoá: Bổ sung vitamin E rất có lợi cho những người mắc bệnh Crohn, xơ nang hoặc không có khả năng tiết mật từ gan vào đường tiêu hóa.
- Bảo vệ cơ thể khỏi những tác hại bên ngoài: Hút thuốc lá, tiếp xúc với ô nhiễm không khí, tiếp xúc nhiều với tia cực tím từ ánh sáng mặt trời,... nên bổ sung thêm vitamin E để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm.
Dấu hiệu cơ thể thiếu vitamin E
- Rụng nhiều tóc;
- Mệt mỏi, đau nhức toàn thân;
- Huyết áp tăng cao đột ngột;
- Gặp các vấn đề về răng miệng: Hôi miệng, sâu răng, nhiệt miệng, viêm lợi...;
- Gặp các vấn đề về da: Da thô ráp, sần sùi, mất đi độ đàn hồi, sạm màu,...
Thiếu vitamin E gây bệnh gì?
- Giảm sức mạnh của cơ bắp
- Dễ gây sảy thai ở sản phụ
- Làm thiếu máu do suy giảm hồng cầu
- Rối loạn thần kinh, giảm khả năng phối hợp và mất thăng bằng
- Gây ra các vấn đề về mắt: Mờ mắt, song thị, suy yếu võng mạc, thoái hoá điểm vàng, ...
Vitamin E có trong thực phẩm nào?
Những thực phẩm sau đây là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào:
- Hạt hướng dương rang khô: 28g cung cấp 7,4 mg vitamin E
- Hạt phỉ rang khô: 28g cung cấp 4,3 mg vitamin E
- Đậu phộng rang khô: 28g cung cấp 2,2 mg vitamin E
- Hạnh nhân rang khô: 28g cung cấp 6,8 mg vitamin E
- Rau bina luộc: 1/2 bát cung cấp 1,9 mg vitamin E
- Bông cải xanh luộc xắt nhỏ: 1/2 chén cung cấp 1,2 mg vitamin E
- Quả kiwi: 1 quả cỡ trung bình cung cấp 1,1 mg vitamin E
- Xoài thái lát: 1/2 cốc cung cấp 0,7 mg vitamin E
- Cà chua sống: 1 quả cỡ trung bình cung cấp 0,7 mg vitamin E
Lưu ý khi sử dụng vitamin E
Liều dùng không nên vượt quá 1.000 đơn vị quốc tế (IU) mỗi ngày nếu bạn sử dụng vitamin E tổng hợp bổ sung qua đường uống. Liều lượng hàng ngày được đề nghị (RDA) cho độ tuổi từ 14 trở lên là 15 miligam (mg) vitamin E.
Khi dùng với liều thích hợp, sử dụng vitamin E qua đường uống thường được coi là an toàn. Hiếm khi, sử dụng vitamin E bằng đường uống có thể gây ra:
Nhìn chung trong trường hợp uống viên vitamin E bổ sung, khi sử dụng với liều lượng thích hợp ít khi xảy ra biến chứng. Rất hiếm khi vitamin E sẽ gây ra các tình trạng như sau khi uống quá liều:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Quặn ruột
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Mờ mắt
- Phát ban
- Rối loạn chức năng tuyến sinh dục
- Tăng nồng độ creatine trong nước tiểu