pnvnonline@phunuvietnam.vn
Những thực phẩm tránh ăn lúc đói
Cô Hoàng, người Trung Quốc, rất thích ăn hoa quả. Cô thường nhâm nhi các loại quả như táo, hồng, ổi, nho... mỗi khi thấy đói bụng. Một ngày, cô thấy nôn nao, khó chịu nên đi khám. Bác sĩ kiểm tra, phát hiện cô bị thủng loét hành tá tràng, loét dạ dày và xuất huyết dạ dày.
Thông qua kiểm tra tiền sử ăn uống, bác sĩ nói do cô Hoàng đã sử dụng quá nhiều hoa quả có chất tannin. Khi chất này kết hợp với protein trong dạ dày đã tạo thành sỏi dạ dày, gây hiện tượng thủng loét hành tá tràng.
Bác sĩ chỉ ra những loại thực phẩm sau rất có hại cho cơ thể nếu ăn vào lúc đói:
Các loại quả nhiều axit tannic hay pectin
Theo quan điểm y khoa, các loại trái cây như hồng, táo gai và chà là... chứa nhiều axit tannic. Khi cơ thể ở trạng thái đói, dạ dày và ruột ở trạng thái rỗng, tiết ra lượng lớn axit dịch vị. Sự kết hợp giữa hai chất này rất dễ gây ra các vấn đề về sỏi dạ dày, như trường hợp kể trên.
Ngoài ra, đối với những người bị đau dạ dày, không nên ăn chuối khi đói, đặc biệt là chuối tiêu. Bởi vì hàm lượng pectin cao trong chuối sẽ khiến nồng độ axit trong niêm mạc dạ dày tăng cao. Nếu duy trì ăn chuối khi đói trong thời gian dài sẽ khiến thành dạ dày bị bào mòn, đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Các loại quả nhiều pectin khác có thể kể đến như kiwi, đào...
Hồng nhiều axit tannic không tốt cho dạ dày nếu ăn lúc đói. (Ảnh minh họa)
Khoai lang
Trong khoai lang chứa nhiều tinh bột (đường) có thể kích thích tiết axit dịch vị trong dạ dày. Với người khỏe mạnh, điều này không quá ảnh hưởng do trong cơ thể có một chất gọi là amylase, có thể xúc tác quá trình chuyển hóa đường thành chất béo nên làm giảm sản xuất calo, giúp tiêu hóa và hấp thụ protein và vitamin C trong thức ăn.
Tuy nhiên, với những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa như tăng tiết, viêm loét dạ dày hoặc dễ bị đầy bụng thì ăn khoai khi đói rất không nên.
Cà phê, trà đậm, rượu
Khi bạn đói, cơ thể nhạy cảm hơn với caffeine. Do đó, uống cà phê hay trà khi bụng đói sẽ khiến tim đập nhanh, gây tức ngực, khó chịu. Ngoài ra, khi uống cà phê hoặc trà mạnh, caffein có thể làm tăng hàm lượng axit béo tự do trong máu.
Tương tự như vậy, uống rượu khi bụng đói cũng có thể làm cho quá trình hấp thụ rượu diễn ra nhanh hơn, khiến bạn rất dễ say.
Sữa
Uống sữa khi bụng đói không có lợi cho cơ thể con người. Uống sữa khi bụng đói dễ gây hạ đường huyết, đặc biệt người cao tuổi hoặc những người có thể trạng yếu. Một số người sẽ gặp phải các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy sau khi uống sữa lúc bụng đói.
Ngoài ra, những người không dung nạp lactose không nên uống sữa khi bụng đói. Trong trường hợp này, men lactase trong sữa sẽ phá hủy khả năng liên kết giữa protein sữa và đường lactose, dẫn đến triệu chứng khó tiêu.
Sữa tốt cho sức khỏe nhưng nên uống đúng thời điểm. (Ảnh minh họa)
Các thực phẩm giàu protein
Ăn một lượng lớn thực phẩm giàu protein khi bụng đói có thể tạo ra nhiều chất thải nitơ, làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Vì vậy, nên giảm lượng protein và ăn nhiều chất bột đường hoặc thực phẩm giàu chất xơ để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, hãy ăn nhiều trái cây (loại không có tannin) và rau xanh. Nên sử dụng các loại tinh bột như cơm và bánh mì... trước khi ăn các thực phẩm giàu protein.
Các loại thuốc
Những loại thuốc sau không nên uống khi đói: Thuốc chống viêm không steroid như aspirin, naproxen... Những thuốc này có tác dụng kích thích đường tiêu hóa nhất định, do đó, dùng sau bữa ăn có thể giảm xác suất xuất huyết tiêu hóa và các phản ứng có hại khác.
Một số loại kháng sinh như amoxicillin, cephalosporin, do chúng có chất kích thích niêm mạc dạ dày...
Thuốc tránh thai, thuốc trị đái tháo đường và thuốc nội tiết...