Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù

Thùy Dung
04/05/2020 - 09:43
Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù
Xơ gan mất bù là một trong những căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. So với xơ gan còn bù, tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù thường thấp hơn rất nhiều.

Xơ gan là một căn bệnh nguy hiểm và có tiên lượng sống khá thấp. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể kéo dài thời gian sống nhờ phương pháp điều trị và chăm sóc. Vậy làm thế nào để cải thiện tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù?

1. Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù

Xơ gan mất bù được xem là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh xơ gan. Ở giai đoạn này, gan của người bệnh thường bị tổn thương ở mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi các mô sẹo đã bắt đầu tăng lên về số lượng và diện tích gan. Do đó các chức năng của gan cũng sẽ bị ảnh hưởng và trở nên suy yếu.

Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù ngắn hơn rất nhiều so với bệnh xơ gan còn bù. Người bệnh xơ gan mất bù thường chỉ sống được từ 1 đến 3 năm kể từ khi chẩn đoán.

Trong khi đó, tiên lượng sống của xơ gan còn bù có thể lên đến 10 - 20 năm. Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù cũng có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh nhân chỉ sống được khoảng 1 năm từ khi được chẩn đoán.

Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù thường phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

- Tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.

- Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng.

- Phương pháp điều trị xơ gan mất bù được sử dụng.

- Mức độ tương thích của người bệnh đối với phương pháp điều trị.

- Khả năng đáp ứng với thuốc điều trị.

- Các biện pháp tự chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân.

Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù - Ảnh 2.

2. Các phương pháp điều trị giúp kéo dài tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù

So với xơ gan còn bù, xơ gan mất bù thường gây ra các triệu chứng cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt, xơ gan mất bù còn có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điều trị xơ gan mất bù thường không triệt để, nhưng nó lại giúp giảm đau, ngăn biến chứng và cải thiện tình trạng xơ hóa. Trong một số trường hợp, điều trị còn có thể giúp bệnh nhân xơ gan mất bù kéo dài sự sống.

Các phương pháp điều trị xơ gan mất bù phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

- Sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

- Phương pháp chọc dịch ổ bụng.

- Phương pháp ghép gan.

Trong đó, sử dụng thuốc và chọc dịch ổ bụng chỉ mang tính chất kiểm soát tình trạng bệnh. Những phương pháp này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, ghép gan lại là phương pháp điều trị khá hiệu quả. Bởi ghép gan sẽ giúp loại bỏ các mô sẹo một cách triệt để nhất.

Tuy nhiên, ghép gan lại là một ca phẫu thuật vô cùng phức tạp và có chi phí khá cao. Nó đòi hỏi các kỹ thuật y học hiện đại và người bệnh phải tìm được phần gan tương thích.

Trong tất cả các phương pháp, ghép gan cũng là phương pháp có tiên lượng sống cao nhất. Trên lý thuyết, nếu được ghép gan thành công, người bệnh kéo dài sự sống thêm 20 năm. Trên thực tế, thống kê cũng cho thấy 70% người bệnh có thể sống trên 5 năm sau phẫu thuật.

3. Các phương pháp chăm sóc giúp kéo dài tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù

Ngoài các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần có ý thức tự chăm sóc sức khỏe. Bởi một lối sống lành mạnh sẽ giúp bệnh nhân khỏe mạnh và kiểm soát bệnh tốt hơn. Để chăm sóc tốt cho sức khỏe, bệnh nhân xơ gan mất bù cần lưu ý các vấn đề sau:

Những yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù - Ảnh 3.

- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.

- Hạn chế việc tiêu thụ muối và các loại chất béo trong bữa ăn hàng ngày.

- Thường xuyên vận động và tập luyện và các môn thể thao phù hợp với sức khỏe.

- Hạn chế các công việc nặng nhọc hoặc lao động quá sức.

- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

- Tránh tự ý sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thảo dược khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

Tiên lượng sống của bệnh xơ gan mất bù thường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, người bệnh cần có ý thức chăm sóc, điều trị để cải thiện tiên lượng sống của bệnh.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm