Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ teen

25/04/2016 - 00:00
Giữa cha mẹ và con cái ở tuổi dậy thì luôn có hố sâu ngăn cách trong giao tiếp. Chỉ nói 1-2 câu, bố mẹ và con đã cùng… 'bốc hỏa'.
noichuyenvoiteen2.jpg
Cha mẹ và con cái tuổi teen luôn có hố sâu ngăn cách trong giao tiếp. Ảnh minh họa internet.

Việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tuổi dậy thì thực sự rất khó khăn bởi khoảng cách hai thế hệ với cách nghĩ trái ngược. Những đứa trẻ ở tuổi teen thường bắt đầu ương bướng. Chúng nói năng khó chịu, cấm cảu và luôn tỏ thái độ bất hợp tác. Các con lại thấy mệt mỏi bởi cha mẹ suốt ngày quát nạt, so sánh con với các bạn khác… Thậm chí, nhiều trẻ không muốn nói chuyện với bố mẹ, về đến nhà là chui vào phòng riêng, đóng chặt cửa.

noichuyenteen3.jpg
Để nói chuyện với con ở tuổi teen, cha mẹ và con cái cùng phải mở lòng, giao tiếp bằng trái tim. Ảnh minh họa internet.

Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ thường không kiên nhẫn khi dạy con và luôn đòi hỏi con phải làm theo những yêu cầu của người lớn. Trong khi đó, những đứa trẻ cảm thấy cha mẹ không dành nhiều thời gian cho mình, hay mang chuyện cũ ra răn dạy, hay áp đặt cảm xúc của người lớn vào mình… nên trẻ thực sự không muốn chia sẻ.

Để nói chuyện được cùng với các con ở lứa tuổi này, cha mẹ và con cái cùng phải mở lòng để thực sự giao tiếp bằng trái tim. Hãy chia sẻ với trẻ những câu chuyện ngộ nghĩnh, những việc làm ngốc nghếch, những lỗi lầm đáng yêu và đặc biệt cũng biết rung động trước bạn khác giới... Với những chia sẻ như thế, con sẽ rất vui và cảm nhận được sự đồng cảm… Thậm chí, cha mẹ có thể chia sẻ với con cả những cảm xúc, nỗi buồn của mình với ông bà thời điểm đó. Tuy nhiên, cha mẹ cần nhấn mạnh với con rằng khi lớn hơn cha mẹ cảm thấy rất ân hận vì đã khiến ông bà buồn lòng trước những lời nói thiếu lễ độ.

noichuyenteen6.jpg
Nói chuyện với con không khó nếu cha mẹ tìm được điểm chung với con và dẹp bớt cái tôi của chính mình. Ảnh minh họa internet.

Cha mẹ cũng đừng ngại “buôn” chuyện với con về niềm vui, nỗi buồn trong công việc, cuộc sống, bạn bè… để con thấy mình có vị trí quan trọng, là bạn tâm giao của bố mẹ. Đôi khi, cảm thấy khó khăn trong những câu chuyện “nhạy cảm”, cha mẹ có thể viết thư cho con. Trong những lá thư đó, đừng quên những câu thể hiện tình cảm với con.

Trong các cuộc nói chuyện với con, cha mẹ lưu ý phải tôn trọng con và luôn đặt mình ở vị trí của con mà suy nghĩ. Đặc biệt, cha mẹ cần tìm hiểu cuộc sống của giới trẻ như sở thích, ngôn ngữ teen hay sử dụng để cuộc nói chuyện thêm thú vị, gần gũi.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm