Cơn ác mộng bạo lực
Súng đạn được xem là một phần của lịch sử và văn hóa Mỹ - đất nước của những người nhập cư, khai hoang những vùng đất mới. Nhắc đến miền viễn tây Mỹ là nhắc đến hình ảnh những chàng cao bồi giỏi bắn súng bằng hai tay, luôn mạnh mẽ và ngang tàng, phóng khoáng. Việc sử dụng súng đạn gắn với một giá trị mà nước Mỹ vẫn tự hào bấy lâu nay: Quyền tự do dân chủ. Hiến pháp Mỹ năm 1791 đã quy định việc người dân có quyền giữ và mang vũ khí.
Súng đạn được xem là một phần của lịch sử và văn hóa Mỹ - đất nước của những người nhập cư, khai hoang những vùng đất mới. Nhắc đến miền viễn tây Mỹ là nhắc đến hình ảnh những chàng cao bồi giỏi bắn súng bằng hai tay, luôn mạnh mẽ và ngang tàng, phóng khoáng. Việc sử dụng súng đạn gắn với một giá trị mà nước Mỹ vẫn tự hào bấy lâu nay: Quyền tự do dân chủ. Hiến pháp Mỹ năm 1791 đã quy định việc người dân có quyền giữ và mang vũ khí.
Ác mộng từ nền văn hóa súng đạn ở Mỹ |
Tuy nhiên, nước Mỹ đã thay đổi rất nhiều trong hơn 200 năm qua. Quyền sở hữu súng đạn đã và đang đi cùng tội ác. Dân số Mỹ khoảng 315 triệu người, có tới hơn 310 triệu khẩu súng đang lưu hành trong xã hội. Tổng số người sở hữu súng trên khắp thế giới khoảng 644 triệu người, trong đó Mỹ chiếm đến 42% trong khi dân số Mỹ chỉ chiếm 4,43% dân số toàn cầu.
Súng đạn thật sự đã trở thành “đại dịch” nguy hiểm vì những vụ xả súng đã trở thành hiện tượng vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách. Nạn nhân là những người vô tội với hơn 100.000 người thiệt mạng hoặc bị thương mỗi năm, trong đó có hơn 7.000 trẻ em. Theo thống kê, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Trang mạng chuyên theo dõi các vụ xả súng với tên miền Shootingtracker.com cho biết, trong năm 2015 nước Mỹ có gần 400 vụ xả súng, tính trung bình hơn một vụ mỗi ngày. Phí tổn hằng năm của bạo lực súng đạn ở Mỹ là trên 229 tỉ USD, trong đó 8,6 tỉ chi phí cầm tù dài hạn những người có khả năng tấn công và sát thương bằng súng, 221 tỉ USD dùng để mai táng người thiệt mạng, chữa trị và ổn định cuộc sống của các nạn nhân bị thương.
Súng đạn thật sự đã trở thành “đại dịch” nguy hiểm vì những vụ xả súng đã trở thành hiện tượng vượt ngoài tầm kiểm soát của các nhà chức trách. Nạn nhân là những người vô tội với hơn 100.000 người thiệt mạng hoặc bị thương mỗi năm, trong đó có hơn 7.000 trẻ em. Theo thống kê, trung bình 89 người chết mỗi ngày và 32.514 người chết mỗi năm vì bạo lực súng đạn ở Mỹ. Trang mạng chuyên theo dõi các vụ xả súng với tên miền Shootingtracker.com cho biết, trong năm 2015 nước Mỹ có gần 400 vụ xả súng, tính trung bình hơn một vụ mỗi ngày. Phí tổn hằng năm của bạo lực súng đạn ở Mỹ là trên 229 tỉ USD, trong đó 8,6 tỉ chi phí cầm tù dài hạn những người có khả năng tấn công và sát thương bằng súng, 221 tỉ USD dùng để mai táng người thiệt mạng, chữa trị và ổn định cuộc sống của các nạn nhân bị thương.
Việc dễ dàng sở hữu vũ khí cá nhân tại Mỹ khiến súng đạn trở thành phương tiện phạm tội của những phần tử cực đoan và vụ thảm sát ở hộp đêm Pulse ở Orlando khiến 50 người chết, 53 người bị thương là hệ quả mới nhất của tình trạng trên.
Tổng thống Barack Obama đã khóc khi nói đến các nạn nhân trong các vụ xả súng |
Đứng trước những người thân của của các nạn nhân xấu số đã thiệt mạng trong những vụ xả súng ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã nói trong nước mắt: “Các gia đình, họ chưa bao giờ tưởng tượng rằng súng đạn có thể cướp đi mạng sống của những người thân yêu”.
Quả như lời chia sẻ của ông Obama, sau những vụ thảm sát là ánh mắt đau khổ của biết bao người mất vợ, mất chồng, biết bao người mẹ mất con và nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ. Chính bà mẹ Christine Leinonen (58 tuổi), người đau khổ tột cùng vì chờ tin người con trai Christopher trong vụ xả súng ở Orlando, đã thống thiết kêu lên: “Chúng ta có thể làm điều gì đó để ngăn chặn các loại vũ khí chết người này! Cầu xin tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại! Chúng ta hãy thoát khỏi hận thù và bạo lực!”
Quả như lời chia sẻ của ông Obama, sau những vụ thảm sát là ánh mắt đau khổ của biết bao người mất vợ, mất chồng, biết bao người mẹ mất con và nhiều trẻ em mồ côi cha mẹ. Chính bà mẹ Christine Leinonen (58 tuổi), người đau khổ tột cùng vì chờ tin người con trai Christopher trong vụ xả súng ở Orlando, đã thống thiết kêu lên: “Chúng ta có thể làm điều gì đó để ngăn chặn các loại vũ khí chết người này! Cầu xin tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại! Chúng ta hãy thoát khỏi hận thù và bạo lực!”
Không tìm thấy tiếng nói chung trong kiểm soát vũ khí
Với doanh thu bán súng đạn lên tới khoảng 3,5 tỷ USD/năm, các nhóm đang kiếm lợi từ ngành công nghiệp súng đạn ở nước này khó có thể ủng hộ cho dự luật kiểm soát súng đạn.
Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA), đại diện ngành công nghiệp súng đạn, là một trong những tổ chức vận động hành lang hùng mạnh và giàu thế lực nhất nước Mỹ. Thành lập từ năm 1871, NRA hiện có hơn 5 triệu hội viên và là đoàn thể chính trị có thế lực nhất tại Mỹ. Trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2014, 4/5 ứng viên do NRA ủng hộ đều trúng cử do NRA đã chi 27 triệu USD cho các chiến dịch vận động.
Vì thế, NRA không ngại công kích bất cứ một nhân vật quyền lực nào và các chính khách cũng không muốn đương đầu với tổ chức này. Cứ sau mỗi vụ xả súng, NRA mở chiến dịch vận động ủng hộ súng đạn. Và đối với nhiều người Mỹ, thêm một vụ xả súng xảy ra, họ càng thêm niềm tin rằng thế giới là một nơi nguy hiểm và súng đạn vô cùng cần thiết để bảo vệ bản thân. Hiện có tới 28,5% phụ nữ Mỹ sở hữu một hoặc nhiều khẩu súng trong nhà.
Các nhà sản xuất còn tung ra thị trường những loại súng có thiết kế bắt mắt nhằm tiếp thị tới những khách hàng nhỏ tuổi tại Mỹ, đồng thời khuyến khích cha mẹ cho trẻ em thực hành các bài tập bắn súng từ rất sớm. Trung tâm Chính sách chống bạo lực Mỹ (VPC) lo ngại, chiêu thức bán hàng này khiến cho “nạn bạo lực súng đạn” ngày càng gia tăng.
Một cuộc biểu tình đòi kiểm soát súng đạn |
Vì thế, NRA không ngại công kích bất cứ một nhân vật quyền lực nào và các chính khách cũng không muốn đương đầu với tổ chức này. Cứ sau mỗi vụ xả súng, NRA mở chiến dịch vận động ủng hộ súng đạn. Và đối với nhiều người Mỹ, thêm một vụ xả súng xảy ra, họ càng thêm niềm tin rằng thế giới là một nơi nguy hiểm và súng đạn vô cùng cần thiết để bảo vệ bản thân. Hiện có tới 28,5% phụ nữ Mỹ sở hữu một hoặc nhiều khẩu súng trong nhà.
Trẻ em được dùng súng từ nhỏ - Mầm mống bạo lực về sau |
Đó là lý do mà Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần phải cay đắng thừa nhận rằng, việc không thuyết phục được Quốc hội thông qua dự luật cải cách cơ chế buôn bán và sở hữu súng đạn là thất vọng lớn nhất trong nhiệm kỳ làm Tổng thống của ông từ năm 2009 tới nay. Đầu năm 2016, ông quyết định sử dụng quyền hành pháp, không cần Quốc hội phê chuẩn để thắt chặt kiểm soát súng đạn. Theo ông, càng chậm trễ trong việc cải cách Luật Sở hữu súng đạn, nước Mỹ càng phải chứng kiến nhiều vụ xả súng đẫm máu với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ứng viên Tổng thống Hillary Clinton cũng đã lên án mạnh mẽ các vụ xả súng và cam kết sẽ đưa vấn đề kiểm soát súng đạn trở thành một chủ đề trong cương lĩnh tranh cử của mình. Tuy nhiên, các nghị sĩ của Đảng Cộng hòa, lực lượng chiếm đa số tại lưỡng viện chỉ chia buồn với các nạn nhân mà không đưa ra một phát ngôn nào về việc kiểm soát súng đạn. Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng, việc có một quy định kiểm soát súng đạn ở Mỹ vẫn còn là chuyện xa vời.
Ứng viên Tổng thống Hillary Clinton cũng đã lên án mạnh mẽ các vụ xả súng và cam kết sẽ đưa vấn đề kiểm soát súng đạn trở thành một chủ đề trong cương lĩnh tranh cử của mình. Tuy nhiên, các nghị sĩ của Đảng Cộng hòa, lực lượng chiếm đa số tại lưỡng viện chỉ chia buồn với các nạn nhân mà không đưa ra một phát ngôn nào về việc kiểm soát súng đạn. Điều này khiến nhiều người lo ngại rằng, việc có một quy định kiểm soát súng đạn ở Mỹ vẫn còn là chuyện xa vời.