Bà Triệu Thị Trinh sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ (226), là em gái của Triệu Quốc Đạt, vốn dòng hào trưởng ở Quân Yên, Cửu Chân (nay là huyện Yên Định - Thanh Hóa).
Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 43, nhà Đông Hán đặt ách thống trị trên đất nước ta và mở ra thời kỳ "Bắc thuộc lần thứ hai". Trong khoảng thời gian đó, nhà Đông Hán tan rã, phân ra làm 3 nước: Bắc Ngụy, Tây Thục, Đông Ngô, nước ta trở thành một quận lệ thuộc nhà Đông Ngô.
Năm 248, Triệu Thị Trinh làm lễ tế trời đất rồi xuất quân dựa theo một câu trong Binh pháp "xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị" nghĩa là ra quân bất ngờ, đánh lúc giặc chưa phòng bị thì tất thắng.
Triệu Thị Trinh tính tình ngang bướng, cha mẹ mất sớm, ở với anh và chị dâu. Biết người chị dâu tham tiền làm điều sai trái, bà trong lúc giận ra tay đánh chết bà. Bị anh trai quở trách, Triệu Thị Trinh vào rừng tự sống.
Bà thích võ nghệ lại có sức mạnh hơn người, ở trong rừng ngày đêm trau dồi võ nghệ mong có ngày đem tài ra đuổi giặc cứu nước, cứu dân. Thương em gái, Triệu Quốc Đạt làm hòa, khuyên em nên lấy chồng cho yên phận.
Bà đáp lại anh: "Em chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, quét sạch bờ cõi cứu dân ra khỏi vòng nô lệ, chớ không muốn cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta...".
Người anh biết ý em nên ngầm ủng hộ. Ông nghĩ: "Em gái ta có chí khí ấy, há chẳng phải sau Hai Bà Trưng thì nay có em ta đó sao!". Hai anh em Triệu Thị Trinh cùng nhau lên núi Nưa (Thanh Hóa) mài gươm luyện võ.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố - nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
Ảnh minh họa: Bà Triệu đã ngăn chặn thành công ít nhất 30 cuộc tấn công của quân Ngô.
Bà dẫn quân xông pha trận mạc, hữu đột, tả xông oai phong lẫm liệt khiến bọn giặc Đông Ngô rất khiếp sợ. Chúng bảo nhau: "Múa gươm chống cọp thì dễ nhưng giáp mặt với vua bà thì thật khó".
Chúng không dám gọi thẳng tên bà mà gọi là "Lệ Hải Bà Vương". Nghĩa quân của bà Triệu đánh đâu thắng đó, giết chết thứ sử Giao Châu. Khi đến Giao Chỉ, Cửu Chân, nhân dân nhất tề hưởng ứng khiến bọn giặc phương Bắc lo sợ, sai Lục Dận sang làm thứ sử Giao Châu, đem 8000 quân sang nước ta.
Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên đôi quân của bà Triệu Thị Trinh chỉ chống đỡ được 5 - 6 tháng thì thua. Đến núi Tùng Sơn (Hậu Lộc - Thanh Hóa), bà không muốn bị rơi vào tay giặc nên quỳ xuống khấn với trời đất "sinh vi tướng - tử vi thần" rồi rút gươm tự sát lúc mới 23 tuổi.
Bà mất đi nhưng khí phách oai hùng ấy vẫn sống mãi với non sông. Về sau vua Lý Nam Đế (tức Lý Bí) khen Bà Triệu là người trung dũng sai lập miếu thờ, phong là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Hiện nay, nơi núi Tùng (xã Triệu Lộc), vẫn còn di tích lăng mộ của bà.